-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Tên sản phẩm
Trạng thái:
Còn hàng
Bệnh nấm mang và thối mang trên koi rất thường gặp ở Việt Nam, nếu không phòng bệnh và điều trị kịp thời, bệnh lây lan rất nhanh, làm cá chết hàng loạt.
Dấu hiệu nhận biết: Cá tách đàn, nằm một chỗ, tụ nơi vòi nước chảy, sục khí và cá hô hấp nhiều ... bắt lên kiểm tra thấy mang nhợt nhạt, có vết thương trong mang
CÁCH PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ BỆNH NẤM MANG và THỐI MANG TRÊN CÁ KOI
Bệnh nấm mang và thối mang trên koi rất thường gặp ở Việt Nam, nếu không phòng bệnh và điều trị kịp thời, bệnh lây lan rất nhanh, làm cá chết hàng loạt.
DẤU HIỆU NHẬN BIẾT: Cá tách đàn, nằm một chỗ, tụ nơi vòi nước chảy, sục khí và cá hô hấp nhiều ... bắt lên kiểm tra thấy mang nhợt nhạt, có vết thương trong mang
THỜI ĐIỂM THƯỜNG NHIỄM BỆNH: Giao mùa, nắng mưa thất thường, thả thêm cá mới vào hồ, nước có hàm lượng chất hữu cơ cao, cá yếu do các bệnh tật khác làm mất sức đề kháng như ký sinh trùng, môi trường xấu...
TÁC NHÂN GÂY BỆNH NẤM MANG : Branchiomyes loài B. sanguinis Plehn,121: Loài B.demigrans Wundseh,1930
DẤU HIỆU BỆNH LÝ NẤM MANG: Các bào tử nấm bám vào mang phát triển thành các sợi nấm ăn sâu vào các tổ chức của mang và phân nhánh luồn vào các mao huyết quản phá hoại các tổ chức mang, lấp kín các mao huyết quản làm mất tác dụng hô hấp của mang. Mang chuyển sang màu hồng nhạt, hoặc trắng bạc cùng với sự phát triển của bệnh. Bệnh phát triển và lây lan rất nhanh làm chết cá hàng loạt.
TÁC NHÂN GÂY BỆNH THỐI MANG : Do vi khuẩn Myxococcus piscicolas gây ra. Ngoài ra có thể gặp vi khuẩn dạng sợi Flavobacterium branchiophila và Flexibacter columnaris ký sinh trên mang. Vi khuẩn Myxococcus piscicolas có men phân giải tế bào, do đó các mô tế bào nhanh chóng thối rữa.
DẤU HIỆU BỆNH LÝ THỐI MANG: các tơ mang thối nát, có dính bùn hay chất dơ, lớp biểu bì lớp trong lá mang xung huyết. Các tế bào tổ chức mang bị thối nát ăn mong dần và xuất huyết..
PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ: Điều trị khi Koi bị nấm mang hoặc thối mang theo phác đồ và tình tự như sau:
Ngày 1:
- Đánh diệt nấm Tickamit: liều 0,2ml/1m3
- Đánh kháng sinh Roxacin: liều 10ml/1m3
- Cho cá ăn kháng sinh Ceftiomax 10ml/kg thức ăn
Ngày 2:
- Đánh diệt nấm Tickamit: liều 0,2ml/1m3
- Đánh kháng sinh Roxacin: liều 10ml/1m3
- Đánh diệt ký sinh trùng Ivertin liều 1ml/m3.
- Cho cá ăn kháng sinh Ceftiomax 10ml/kg thức ăn
Ngày 3:
- Đánh diệt nấm Tickamit: liều 0,2ml/1m3
- Đánh kháng sinh Roxacin: liều 10ml/1m3
- Cho cá ăn kháng sinh Ceftiomax 10ml/kg thức ăn
Ngày 4:
- Đánh diệt nấm Tickamit: liều 0,2ml/1m3
- Đánh kháng sinh Roxacin: liều 10ml/1m3
- Cho cá ăn kháng sinh Ceftiomax 10ml/kg thức ăn
Ngày 5:
- Đánh diệt ký sinh trùng Ivertin 1ml/m3.
- Cho cá ăn kháng sinh Ceftiomax 10ml/kg thức ăn
Ngày 6 - đến ngày 10 (hoặc cho đến khi mang cá lành hẳn)
- Tiếp tục cho cá ăn kháng sinh Ceftiomax 10ml/kg thức ăn
Thay 20 - 30% nước trước mỗi lần đánh thuốc.
Với phác đồ điều trị đúng và thuốc tốt, chúng tôi đã chữa trị rất thành công cho nhiều hồ koi trên cả nước và giảm tối đa sự hao hụt không đáng có khi cá bị bệnh nấm mang, thối mang. Đối với những con bị nặng, không ăn được thì phải điều trị bằng cách tiêm Ceftiomax. Tất nhiên những con cá bị quá nặng thì không phải lúc nào cũng cứu sống được hết vì thế điều trị càng sớm càng tránh thiệt hại và TỐT NHẤT HÃY ĐÁNH PHÒNG BỆNH NẤM MANG, THỐI MANG NHƯ SAU:
Đánh diệt nấm định kỳ Tickamit 20 ngày/ lần: Liều 0,2ml/1m3
Đánh diệt ký sinh trùng định kỳ Ivertin 20 ngày / lần: Liều 1ml/1m3
Đánh chống nhiễm khuẩn Roxacin khi thả thêm cá mới vào hồ: liều 10ml/1m3, từ 3-5 ngày liên tiếp sau khi thả cá mới.
ĐƠN GIÁ THUỐC:
- Diệt nấm Tickamit chai 60ml: 300,000 vnđ
- Diệt ký sinh trùng Ivertin chai 100ml: 560,000 vnđ
- Kháng sinh Roxacin chai 1000ml: 550,000
- Kháng sinh Ceftiomax chai 100ml: 620,000 vnđ