Nếu bạn đang mang thai thì xin chúc mừng vì đó là món quà tuyệt vời nhất cuộc đời mà ông trời ban tặng. Tuy nhiên vào thời kì này bạn phải đối mặt với muôn vàn thách thức, bao gồm những vấn đề về làn da do thay đổi hormone. Hãy đọc bài viết này để biết mình cần phải chuẩn bị những gì để trở thành một người mẹ xinh đẹp nhé!
Mang thai là thời kì thay đổi hormone lớn trong cơ thể
‘“Mặt nạ thai kỳ”
Mặt nạ thai kỳ là tên gọi hoa mỹ hơn của vấn đề nám da mà các mẹ bầu thường gặp phải. Nếu bạn nhận thấy các đốm sậm màu xuất hiện trên mặt hay cơ thể bạn thì bạn không cô đơn đâu, bởi gần 75% phụ nữ mang thai sẽ có “mặt nạ thai kỳ”. Sự gia tăng sắc tố này có thể ảnh hưởng đến bất kỳ vùng da nào trên cơ thể bạn. Ví dụ, nhiều phụ nữ cho biết tàn nhang hoặc quầng thâm sẽ sẫm màu hơn bình thường. Màu da của bạn cũng tối đi rõ ràng đến mức bạn dễ dàng nhận thấy.
Bạn không thể ngăn ngừa hoàn toàn những tình trạng này, nhưng có thể kìm hãm sự phát triển và loại bỏ chúng sau khi sinh:
- Sử dụng kem chống nắng: Nên dùng kem chống nắng cho da, đặc biệt cho da mặt,cả trong và sau thai kỳ.
- Không nên tẩy lông: Tẩy lông kích thích tình trạng viêm da, điều này làm tình trạng nám trở nên tồi tệ hơn.
- Uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Thoa kem trị nám sau khi sinh và cho con bú.
Serum Cicadim Vita chứa hoạt chất GenoWhite TM ức chế melanin thế hệ mới, làm giảm các triệu chứng da sạm màu mạnh mẽ.
Rạn da
Hầu hết phụ nữ mang thai đều sẽ bị rạn da, đó là những vết màu đỏ chạy dọc xuống ngực hoặc bụng của bạn. Chúng xuất hiện do tăng cân nhanh chóng, tuy nhiên đôi khi việc rạn da cũng do di truyền.
Sau khi sinh, các vết rạn da của bạn sẽ chuyển sang màu bạc hoặc trắng, và trở nên mờ hơn. Bạn có thể cố gắng ngăn ngừa, hạn chế tình trạng này bằng cách dưỡng ẩm cho da với cocoa butter hoặc kem dưỡng da.
Mụn
Hormone thay đổi khiến các tuyến dầu hoạt động mạnh mẽ hơn, và đây là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến mụn. Nhưng bạn cũng đừng lo, vấn đề về da này cũng sẽ giảm đi và biến mất sau khi bạn sinh con. Còn để hạn chế tình trạng mụn ngay bây giờ, bạn hãy:
- Làm sạch da mỗi ngày vào sáng tối để bã nhờn và bụi bẩn không làm tắc nghẽn lỗ chân lông gây nổi mụn.
- Các phương pháp bôi mụn tại chỗ đều an toàn cho bạn và bé, tuy nhiên nếu lo lắng, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
- Nghỉ ngơi đầy đủ, giữ tinh thần thoải mái tránh stress.
Dị ứng (mề đay, mẩn ngứa)
Nhiều mẹ bầu cảm thấy ngứa, rát, khó chịu xung quanh những vết rạn da của họ. Đó là triệu chứng của phát ban, những mảng đỏ ngứa này thường xuất hiện vào cuối thai kỳ, khi bụng bạn căng ra nhiều nhất.
Tình trạng này và vô hại và sẽ biến mất sau khi sinh con. Nhưng bạn không cần phải chịu đựng nó cho đến lúc đó. Bạn chỉ cần:
- Hạn chế tắm nước nóng trong thời gian dài, vì nó làm da khô hơn và tình trạng ngứa tồi tệ hơn.
- Sử dụng các loại xà bông dịu nhẹ, không gây khô da.
- Dưỡng ẩm da bằng các sản phẩm phù hợp với mẹ bầu
- Đắp gạc mát lên những vùng da bị ngứa
- Hạn chế ra ngoài trời nắng.
- Lựa chọn quần áo thoải mái, thoáng mát và mềm mại.
Ứ mật thai kỳ
Do lượng hormone thai kỳ cao ảnh hưởng đến dòng chảy bình thường của mật trong túi mật. Tình trạng này xảy ra trong tam cá nguyệt thứ ba và có thể gây ngứa dữ dội trên toàn cơ thể.Nó thường nặng hơn ở lòng bàn tay và lòng bàn chân khiến cho mẹ bầu khổ sở và không thể nào ngủ được. Ứ mật trong thai kỳ cũng có thể kèm theo vàng da (da và mắt đổi màu vàng).
Để biết mình có bị ứ mật thai kỳ hay không, các bạn có thể xét nghiệm máu và hỏi bác sĩ thuốc uống phù hợp. và cũng như những vấn đề về da khác, ứ mật thai kỳ cũng sẽ biến mất khi bạn sinh xong.
Theo Cicadium.vn