Mụn đầu đen chính là nỗi đau đầu của hầu hết mọi người, bởi nó không “nhức nhối” như mụn sưng viêm, nhưng lại xấu xí và dai dẳng đến nỗi nhiều người cảm thấy "bất lực". Vậy thì hãy đọc ngay bài viết này để tìm ra hướng giải quyết tối ưu nhất.
Mụn đầu đen là gì?
Mụn đầu đen là những nốt mụn nhỏ, có về mặt trông sẫm màu hoặc màu đen. Mụn đầu đen xảy ra khi lỗ chân lông bị tắc nghẽn. Mỗi lỗ chân lông trên da là một tuyến bã chứa một nang lông và tuyến bã nhờn (dầu). Tuyến bã nhờn này tạo ra bã nhờn, một chất nhờn giúp giữ nước và mềm mại cho da.
Mụn đầu đen là một loại mụn trứng cá mở, tức là đầu của lỗ chân lông không bị bịt kín, mà được mở ra giúp thoáng khí. Không giống như những loại mụn khác, mụn đầu đen không gây đau vì loại mụn này rất ít khi gây viêm.
Mụn đầu đen xuất hiện ở đâu?
Mụn đầu đen thường xuất hiện trên mặt, đặc biệt ở vùng chữ T (trán, mũi, cằm), vì ở đây da chứa nhiều tuyến dầu hơn. Ngoài ra, chúng cũng có thể ở những bộ phận khác trên cơ thể như ngực, cổ, lưng và mông.
Tại sao lại gọi là “mụn đầu đen”?
Nguyên nhân hình thành mụn đầu đen
Mụn đầu đen được đặt tên theo đặc trưng của nó, chính là đầu mụn sẫm màu và thường là màu đen. Tuy nhiên cái tên có thể gây hiểu nhầm vì chúng có thể có những màu sắc khác như xám, vàng, nâu. Nhiều người cũng nhầm tưởng rằng những màu sắc này là do bụi bẩn tích tụ, nhưng thực ra đó là một trường hợp oxy hóa.
Khi melanin - có trong bã nhờn- tiếp xúc với không khí (do đầu mụn mở) sẽ bị oxy hóa. Điều này biến đầu mụn thành màu sẫm. Nếu nó không được oxy hóa hoàn toàn, mụn đầu đen sẽ có màu nhạt hơn.
Sự khác biệt giữa mụn đầu đen và mụn đầu trắng là gì?
Mặc dù cả mụn đầu đen và đầu trắng đều được gây ra bởi sự tắc nghẽn lỗ chân lông, sự tích tụ bã nhờn, tế bào chết và vi khuẩn, nhưng cách chúng phát triển hoàn toàn khác nhau. Điểm khác biệt nhất, cũng như là nguyên nhân tạo ra sự khác biệt chính là đầu mụn đầu đen mở, trong khi mụn đầu trắng bị bao phủ bởi một lớp da mỏng. Do đó mụn đầu trắng thường sưng viêm gây đau, nhân mụn không khô cứng hoặc cần nhiều thời gian để se lại, và nhân mụn có không sẫm màu vì không bị oxy hóa.
Nguyên nhân gây ra mụn đầu đen là gì?
- Nội tiết tố (hormone): Nội tiết tố chính là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra các loại mụn. Khi hormone trong cơ thể thay đổi, tuyến bã nhờn sẽ hoạt động quá mức khiến lỗ chân lông bị tắc nghẽn và hình thành mụn. Một số thời điểm trong đời gây ra sự “biến động” hormone bao gồm dậy thì, kinh nguyệt và mang thai.
- Di truyền: Nếu bố mẹ của bạn có mụn trứng cá hay nhiều mụn đầu đen thì rất có thể bạn cũng bị tình trạng tương tự. Ngoài ra, hệ thống miễn dịch của bạn có thể xác định mức độ tồi tệ của mụn trứng cá. Theo FamilyDoctor.org, nếu bạn là người rất nhạy cảm với vi khuẩn, bạn có thể bị nổi mụn nhiều hơn.
- Căng thẳng: Căng thẳng thực sự không trực tiếp gây ra mụn, nhưng chúng khiến tình trạng này tồi tệ hơn. Đọc bài viết Stress acne để hiểu căng thẳng tác động đến mụn như thế nào.
- Mồ hôi và nhiệt độ cao: Nếu bạn đổ nhiều mồ hôi, đó là một môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Ngoài ra việc nóng quá mức sẽ kích thích các tuyến dầu của bạn hoạt động mạnh mẽ hơn, gia tăng khả năng tắc nghẽn lỗ chân lông. Do đó việc tập luyện, làm việc ở nơi có nhiệt độ cao, đổ mồ hôi có thể tiếp tay cho mụn đầu đen cũng như mụn đầu trắng phát triển.
- Không tẩy da chết thường xuyên: Các tế bào da khi chết đi vẫn được giữ lại trên da, bạn cần đánh bật chúng bằng tẩy da chết vật lý hoặc hóa học (phù hợp với tình trạng da) để lỗ chân lông được thông thoáng hơn và không gây kích ứng cho các nang lông. Điều đó khiến mụn đầu đen khó có thể hình thành hơn.
- Sử dụng thuốc không phù hợp: Một số loại thuốc tránh thai được công nhận giúp làm giảm tình trạng mụn trên da, tuy nhiên một số khác lại khiến tình trạng mụn trở nên tồi tệ hơn chẳng hạn như corticosteroid, lithium hay androgen.
Làm thế nào để ngăn ngừa mụn đầu đen?
- Rửa mặt sạch, tẩy da chết thường xuyên: Ngăn ngừa mụn đầu đen cũng giống như cách chăm sóc da khỏe mạnh. Bạn cần rửa mặt 2 lần mỗi ngày, tẩy trang trước khi đi ngủ để làm sạch dầu thừa, bụi bẩn trong lỗ chân lông của bạn. Và không quên đánh bay những tế bào da chết để chúng không có cơ hội bịt kín lỗ chân lông của bạn.
Bội đôi tẩy trang và sữa rửa mặt Cicadium giúp làm sạch sâu bụi bẩn, bã nhờn, đồng thời tẩy da chết nhẹ nhàng nhờ AHA (hỗn hợp acid tự nhiên từ rau củ)
- Lựa chọn mỹ phẩm phù hợp: Mụn đầu đen cũng là một loại mụn, do đó bạn cần lựa chọn những sản phẩm không chứa dầu khoáng, không nặng mặt, không gây bít tắc lỗ chân lông của bạn. Tuy nhiên điều đó không đồng nghĩa với việc bạn ngừng cấp ẩm cho da, vì nhiều người cảm thấy da bị bí sau khi thoa kem dưỡng ẩm. Một làn da khô sẽ tiết nhiều dầu hơn để bù cho lượng ẩm mất đi, điều đó dẫn đến việc hình thành nhiều mụn hơn. Do đó bạn hãy chọn loại kem dưỡng ẩm có kết cấu mỏng nhẹ, thấm nhanh, và chứa những thành phần tốt cho da mà vẫn cấp ẩm đủ cho làn da của bạn.
- Kiểm soát tuyến dầu của bạn: bằng cách sinh hoạt, ăn uống lành mạnh, hạn chế đổ nhiều mồ hôi và tiếp xúc với nguồn nhiệt cao, cũng như tránh các sản phẩm có khả năng thay đổi hormone như sữa động vật, thuốc tránh thai...
Điều trị mụn đầu đen như thế nào?
Nếu bạn không thấy mụn đầu đen trên mặt giảm đi sau khi áp dụng những phương pháp ngăn ngừa này, hãy cân nhắc đến những phương pháp điều trị:
- Thuốc bôi tại chỗ: Tùy vào tình trạng mụn đầu đen của bạn, các bác sĩ sẽ kê những loại thuốc phù hợp. Chúng sẽ tiêu diệt vi khuẩn, ngăn chặn quá trình hình thành mụn đầu đen của bạn.
- Nặn mụn: Mụn đầu đen sẽ nằm lì ở đó nếu không bị tác động lực. Do đó tốt nhất bạn nên đến các spa uy tín hoặc phòng khám da liễu để loại bỏ những đốm mụn đầu đen hiện có. Tại đó, chuyên viên sẽ sử dụng những dụng cụ khử khuẩn và những phương pháp nặn tốt nhất để tránh làm tổn thương trên da của bạn.
- Liệu pháp ánh sáng và laser: Các liệu pháp này sẽ thâm nhập vào sâu trong da để tiêu diệt vi khuẩn và làm giảm lượng dầu trên da. Tuy nhiên chi phí cho liệu pháp này không hề rẻ, bạn nên cân nhắc sử dụng nếu tình trạng mụn của bạn quá tệ hoặc khi những phương pháp khác không có tác dụng.
- Peel da hóa học: Đây là một phương pháp giúp lột bỏ lớp sừng (tế bào chết) trên da bằng những hoạt chất như AHA, BHA với nồng độ nhất định. Phương pháp này sẽ rất hiệu quả nếu bạn biết cách sử dụng, nếu không bạn có thể khiến da trở nên mỏng và yếu hơn. Do đó bạn nên nghe theo chỉ dẫn của bác sĩ trước khi thực hiện.
Theo Cicadium.vn