CÁCH PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH LỞ LOÉT TRÊN CÁ CÔNG NGHIỆP
Đối tượng: Hầu hết các loài cá nước ngọt, lợ, mặn... như cá lóc, cá lăng, cá kèo, cá chép, cá tra, cá mú, cá bớp, cá tằm...
Tác nhân: Cá bị ghẻ lở thường do bội nhiễm khuẩn, nấm và ký sinh trùng. Cá bị xây xác, nhiễm khuẩn xuất huyết, tạo điều kiện để nấm và ký sinh trùng tấn công, gây bệnh, ghẻ lở phát triển. Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện nuôi mật độ cao, nước ao bị ô nhiễm.
Dấu hiệu bệnh: Cá ăn ít hoặc bỏ ăn, hoạt động yếu, bơi lội lờ đờ trên mặt nước. Dấu hiệu bệnh lý đầu tiên là những đốm đỏ trên đầu, thân, vây và đuôi. Sau đó, những vết này dần lan rộng và sâu thành những vết loét, xuất huyết. Trường hợp, cá bị bệnh nặng các vết loét lõm sâu tới xương, cơ bị hoại tử. Vùng trung tâm vết loét có màu xám, xung quanh mép vết loét có màu đen.
Cách phòng bệnh:
- Diệt ký sinh trùng định kỳ 30 ngày 1 lần bằng cách trộn cho ăn calinil và Ivertin, liều dùng: (1ml Calinil + 1ml Ivertin) / 1kg thức ăn.
- Đánh diệt nấm định kỳ 30 ngày 1 lần bằng Tickamit, liều dùng: 60ml/1000m3
Cách chữa trị:
- Cho ăn bộ đôi (1ml Ivertin + 1ml Calinil) / 1kg thức ăn, mỗi ngày ăn 1 cử, cho ăn 2 ngày liên tiếp.
- Cho ăn Ceftiomax 5ml/kg thức ăn, mỗi ngày ăn 1 cữ, cho ăn 5 ngày liên tiếp (lắc kỹ trước khi lấy thuốc)
- Đánh đánh Tickamit 60ml/1000m3 mỗi ngày 1 liều, đánh 3 ngày liên tiếp
CLICK XEM CHI TIẾT CÁC LOẠI THUỐC VÀ ĐẶT MUA