Tài liệu hướng dẫn phòng và điều trị bệnh cho cá Koi

Đăng bởi Nguyễn Thế Lưu vào lúc 07/02/2023

Bạn không thể chơi koi một cách nhẹ nhàng nếu KHÔNG quản lý môi trường NƯỚC TỐT và chủ động phòng bệnh tốt bằng THUỐC TỐT. Việc này sẽ trở nên rất dễ dàng, khi bạn có trong tay các giải pháp sau:

1 - QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG NƯỚC TỐT

Đánh định kỳ vi sinh Power Sludge (1 viên /5m3/ tuần) hoặc vi sinh liều cao Force Pond (3g/5m3/tuần)

2 - PHÒNG CÁC BỆNH DO NẤM GÂY RA

Đánh định kỳ 20 ngày / lần bằng Tickamit - Giúp diệt các loại nấm gây ra các tình trạng nấm trắng, nấm mang, đỏ mình, lở loét,….Liều dùng: 0,2ml/1m3

3 - PHÒNG CÁC BỆNH DO NGOẠI KÝ SINH TRÙNG GÂY RA

Đánh định kỳ 20 ngày / lần bằng Ivertin - Giúp diệt sạch trùng mỏ neo, rận nước, trùng roi, trùng quả dưa…gây ra các tình trạng cá liếc mình, cọ xát vào thành hoặc đáy hồ, gây đỏ mình, lở loét,…Liều dùng: 1ml/1m3

4 - PHÒNG CÁC BỆNH DO NỘI KÝ SINH TRÙNG GÂY RA

Xổ giun, sán định kỳ 30 ngày 1/lần bằng Calinil - Giúp diệt giun tròn, giun đầu gai, giun đốt, sán lá gan, sán dây, trùng bào tử,…gây ra các tình trạng sán mang, thối mang, gầy yếu, lười ăn, ít hoạt động…Liều dùng: 1ml/1kg thức ăn.

LUÔN CÓ SẴN THUỐC KHÁNG SINH TỐT [RẤT QUAN TRỌNG]: khi môi trường thay đổi, giao mùa, hoặc khi nhập cá mới từ các Farm khác về, sức đề kháng cá yếu, vi khuẩn, virus dễ tấn công gây bệnh, bạn có ngay thuốc để chủ động điều trị kịp thời. Đừng để cá bệnh nặng mới lo điều trị. Để nặng, mới lo tìm thuốc điều trị, khi đó chỉ cần chậm một ngày là rủi ro thiệt hại không mong muốn cũng là rất cao rồi.

5 - KHÁNG SINH ROXACIN: Điều trị nhiễm khuẩn thứ phát, nhiễm trùng hô hấp, tiêu hóa,…gây các tình trạng cá đỏ mình, lở loét, nổi chấm đỏ, mòn đuôi, khuẩn ăn mang, khuẩn ăn vây, bơi lờ đờ, bệnh ngủ, nằm đáy, đục mắt, phân nổi, phân lỏng… Liều dùng: 10ml/1m3

6 - KHÁNG SINH CEFTIOMAX: Điều trị viêm nhiễm khuẩn nặng, được chỉ định dùng cho những trường hợp mà đã điều trị với tất cả các loại thuốc kháng sinh khác bị thất bại. Liều dùng: 10ml/1kg thức ăn hoặc tiêm 0,5ml/1kg thể trọng.

---------------//---------------//--------------- 

GIẢI PHÁP THẢ CÁ KOI MỚI VÀO HỒ AN TOÀN, KHÔNG BỊ TỤ ĐÀN, NẰM ĐÁY, LỞ LOÉT, ĐỎ MÌNH:  

Khi thả KOI mới vào hồ khoảng 90% là gặp phải một số vấn đề như cá tụ đàn, nằm im dưới đáy, liếc mình, khép vây, tụt nhớt, đục mắt, đỏ mình, lở loét, nấm trắng, nấm mang… rồi cũ mới kéo nhau ra đi.

NGUYÊN NHÂN: khi nhập cá mới từ các Farm khác về, môi trường thay đổi, sức đề kháng cá yếu do vận chuyển nên vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng… dễ tấn công gây bệnh.

GIẢI PHÁP để thả KOI mới thành công: Đánh thuốc diệt ký sinh trùng bằng Ivertin, diệt nấm và phòng ngừa nhiễm khuẩn cho KOI bằng Tickamit và Roxacin từ 3 – 5 ngày liên tiếp khi nhập cá mới vào đàn.

Công dụng Ivertin: Diệt sạch trùn mỏ neo, rận nước, trùng roi, trùng quả dưa...gây ra tình trạng cá lạng mình, đỏ mình, lở loét, lồi mắt...

Công dụng Tickamit: Đặc trị nấm mang, nấm trắng, nấm thuỷ mi, nấm gây lở loét, nấm đen,…

Công dụng Roxacin: Điều trị các trường hợp nhiễm khuẩn gây ra tình trạng cá ngủ, bơi lờ đờ, lở loét, nổi chấm đỏ, khuẩn ăn mang, mòn đuôi, phân trắng, phân nổi, phân lỏng, đục mắt, tụ đàn...

LIỀU DÙNG:

- Tickamic 0,2ml/1m3 + Roxacin 10ml/1m3, dùng 5 ngày liên tục sau khi thả cá.

- Ivertin: 1ml/1m3, 3 ngày đánh 1 liều, đánh 2 liều sau khi thả cả. 

CÁCH DÙNG: Lấy xi lanh bơm đủ lượng cần dùng, cho vào chai, pha loãng bằng cách thêm nhiều nước vào, lắc kỹ rồi tạt khắp hồ. Ivertin, Tickamit và Roxacin nên đánh cách nhau ít nhất 1 giờ. Thay nước 20 – 30% trước mỗi lần đánh thuốc tiếp theo. Đánh xong 5 ngày, cần thay ít nhất 50% nước và châm lại vi sinh.

---------------//---------------//--------------- 

PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỎ MÌNH, LỞ LOÉT TRÊN CÁ KOI

Cá koi bị đỏ mình, lở loét là bệnh rất nguy hiểm, nếu không chữa trị dứt điểm tận gốc nguyên nhân gây bệnh sẽ dễ bị tái phát lại, dẫn tới lây lan và cá chết hàng loạt, rất khó kiểm soát.

DẤU HIỆU BỆNH LÝ:

- Thân cá có hiện tượng đốm đỏ trên da, tróc vảy, nặng hơn sẽ xuất hiện những vết lở loét, da hoại tử...

- Cá bơi chậm lờ đờ, thường xuyên bơi lẻ mà không bơi theo đàn, hoặc Koi liết mình, nhảy ra khỏi hồ, mắt lồi, đục mắt...

- Cá ăn ít hoặc thậm chí là bỏ ăn.

- Màu sắc và hoa văn mờ nhạt đi đáng kể

NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH: Bệnh xuất hiện do một hoặc nhiều tác nhân cùng lúc gây nên gồm virus, vi khuẩn, nấm và ký sinh trùng. Bằng mắt thường rất khó để khẳng định tác nhân nào là nguyên nhân chính.

Do Virus: Chúng được phát hiện vào giai đoạn đầu khi bệnh mới phát sinh, làm kiềm hãm hệ thống miễn dịch của cá và cá dễ bị nhiễm các tác nhân khác hơn. Chủ yếu virus gây bệnh là Rhadovirus. Một số nghiên cứu cũng phân lập được nhóm Binavirus ở gan cá.

Do Ký sinh trùng: Trùng mỏ neo, rận nước ký sinh dễ dàng nhận biết. Nhưng phần lớn nguyên nhân do ký sinh trùng đơn bào khó nhìn thấy cũng được phát hiện khi cá mắc bệnh như trùng quả dưa, trùng loa kèn, trùng bánh xe, sán lá đơn chủ, đa chủ ... chúng có thể làm cá bị tổn thương và tạo điều kiện cho nấm bệnh xâm nhập.

Do nấm: Nấm Aphanomyces invadans được xem là tác nhân gây ra lở loét và là yếu tố chính tấn công vào các cơ quan nội tạng làm xuất huyết, hoại tử và dẫn đến cái chết của cá khi mắc bệnh. Ngoài ra một số nghiên cứu còn được phát hiện nấm Saprolegnia spp trong mẫu nội tạng cá.

Do Vi khuẩn: Một số loài vi khuẩn được phân lập từ các vết loét của cá: Aeromonas hydrophila, Pseudomonas sp...Trong đó vi khuẩn Aeromoas spp được xem là nhóm vi khuẩn bản địa luôn hiện diện trong môi trường nước ngọt, chúng là những tác nhân cơ hội, khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ nhanh chóng xâm nhập vào cơ thể cá và gây hại.

PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ TẬN GỐC BỆNH ĐỎ MÌNH, LỞ LOÉT TRÊN CÁ KOI:

Ngày 1

- Đánh diệt nấm TICKAMIT, liều 0,2ml/1m3

- Đánh chống nhiễm khuẩn ROXACIN, liều 10ml/1m3

- Đánh diệt ký sinh trùng IVERTIN, liều 1ml/1m3

. Ngày 2

- Đánh diệt nấm TICKAMIT, liều 0,2ml/1m3

- Đánh chống nhiễm khuẩn ROXACIN, liều 10ml/1m3

- Trộn IVERTIN với cám cho cá ăn, liều 1ml/1kg thức ăn

. Ngày 3

- Đánh diệt nấm TICKAMIT, liều 0,2ml/1m3

- Đánh chống nhiễm khuẩn ROXACIN, liều 10ml/1m3

. Ngày 4

- Đánh chống nhiễm khuẩn ROXACIN, liều 10ml/1m3

- Đánh diệt ký sinh trùng IVERTIN, liều 1ml/1m3

. Ngày 5 - ngày 7 hoặc cho đến khi hết bệnh

- Đánh chống nhiễm khuẩn ROXACIN, liều 10ml/1m3

- Trộn IVERTIN với cám cho cá ăn, liều 1ml/1kg thức ăn

LƯU Ý: Trường hợp cá bị nặng, lở loét thì cần kết hợp dùng kháng sinh CEFTIOMAX trộn cho ăn liều 10ml/1kg thức ăn hoặc tiêm liều 0,5ml/kg thể trọng từ 3 - 5 ngày cho đến khi lành bệnh

Cá bị đỏ mình, dễ bị tái phát nếu không chữa trị đúng phác đồ để dứt điểm tận gốc và nên điều trị càng sớm càng tránh thiệt hại. TỐT NHẤT HÃY ĐÁNH PHÒNG BỆNH NHƯ SAU:

- Đánh diệt nấm, định kỳ Tickamit 20 ngày/ lần: Liều 0,2ml/1m3

- Đánh diệt ký sinh trùng định kỳ Ivertin 20 ngày / lần: Liều 1ml/1m3

- Đánh chống nhiễm khuẩn Roxacin cho cá mới từ 3 - 5 ngày trước khi nhập đàn: Liều 10ml/1m3

---------------//---------------//--------------- 

PHÁC ĐỒ PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH NẤM MANG, THỐI MANG TRÊN KOI.

Bệnh nấm mang và thối mang trên koi rất thường gặp ở Việt Nam, nếu không phòng bệnh và điều trị kịp thời, bệnh lây lan rất nhanh, làm cá chết hàng loạt.

DẤU HIỆU NHẬN BIẾT:

Cá tách đàn, nằm một chỗ, tụ nơi vòi nước chảy, sục khí và cá hô hấp nhiều ... bắt lên kiểm tra thấy mang nhợt nhạt, có vết thương trong mang

THỜI ĐIỂM THƯỜNG NHIỄM BỆNH

Giao mùa, nắng mưa thất thường, thả thêm cá mới vào hồ, nước có hàm lượng chất hữu cơ cao, cá yếu do các bệnh tật khác làm mất sức đề kháng như ký sinh trùng, môi trường xấu...

TÁC NHÂN GÂY BỆNH NẤM MANG : Branchiomyes loài B. sanguinis Plehn,121: Loài B.demigrans Wundseh,1930

DẤU HIỆU BỆNH LÝ NẤM MANG: Các bào tử nấm bám vào mang phát triển thành các sợi nấm ăn sâu vào các tổ chức của mang và phân nhánh luồn vào các mao huyết quản phá hoại các tổ chức mang, lấp kín các mao huyết quản làm mất tác dụng hô hấp của mang. Mang chuyển sang màu hồng nhạt, hoặc trắng bạc cùng với sự phát triển của bệnh. Bệnh phát triển và lây lan rất nhanh làm chết cá hàng loạt.

TÁC NHÂN GÂY BỆNH THỐI MANG : Do vi khuẩn Myxococcus piscicolas gây ra. Ngoài ra có thể gặp vi khuẩn dạng sợi Flavobacterium branchiophila và Flexibacter columnaris ký sinh trên mang. Vi khuẩn Myxococcus piscicolas có men phân giải tế bào, do đó các mô tế bào nhanh chóng thối rữa.

DẤU HIỆU BỆNH LÝ THỐI MANG: các tơ mang thối nát, có dính bùn hay chất dơ, lớp biểu bì lớp trong lá mang xung huyết. Các tế bào tổ chức mang bị thối nát ăn mong dần và xuất huyết..

PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ: Điều trị khi Koi bị nấm mang hoặc thối mang theo phác đồ và tình tự như sau:

Ngày 1:

-       Đánh diệt nấm Tickamit: liều 0,2ml/1m3

-       Đánh kháng sinh Roxacin: liều 10ml/1m3

-       Cho cá ăn kháng sinh Ceftiomax 10ml/kg thức ăn

Ngày 2:

-       Đánh diệt nấm Tickamit: liều 0,2ml/1m3

-       Đánh kháng sinh Roxacin: liều 10ml/1m3

-       Đánh diệt ký sinh trùng Ivertin liều 1ml/m3.

-       Cho cá ăn kháng sinh Ceftiomax 10ml/kg thức ăn

Ngày 3:

-       Đánh diệt nấm Tickamit: liều 0,2ml/1m3

-       Đánh kháng sinh Roxacin: liều 10ml/1m3

-       Cho cá ăn kháng sinh Ceftiomax 10ml/kg thức ăn

Ngày 4:

-       Đánh diệt nấm Tickamit: liều 0,2ml/1m3

-       Đánh kháng sinh Roxacin: liều 10ml/1m3

-       Cho cá ăn kháng sinh Ceftiomax 10ml/kg thức ăn

Ngày 5:

-       Đánh diệt ký sinh trùng Ivertin 1ml/m3.

-       Cho cá ăn kháng sinh Ceftiomax 10ml/kg thức ăn

Ngày 6 - đến ngày 10 (hoặc cho đến khi mang cá lành hẳn)

-       Tiếp tục cho cá ăn kháng sinh Ceftiomax 10ml/kg thức ăn

Thay 20 - 30% nước trước mỗi lần đánh thuốc.

Đối với những con bị nặng, không ăn được thì phải điều trị bằng cách tiêm Ceftiomax. Tất nhiên những con cá bị quá nặng thì không phải lúc nào cũng cứu sống được hết vì thế điều trị càng sớm càng tránh thiệt hại và TỐT NHẤT HÃY ĐÁNH PHÒNG BỆNH NẤM MANG, THỐI MANG NHƯ SAU:

-       Đánh định kỳ Tickamit 20 ngày/ lần: Liều 0,2ml/1m3

-       Đánh định kỳ Ivertin 20 ngày / lần: Liều 1ml/1m3

---------------//---------------//--------------- 

BỆNH NẤM HẠT Ở KOI: Dermocystidium

Dermocystidium koi, là một loại bệnh nấm ngoài da, chúng có màu hồng và chỉ tạo ra một chút viêm ở lớp da được gọi là lớp hạ bì khi nổi lên.

Nguyên nhân: Tác nhân gây bệnh là nấm hạt  Dermocystidium koi bào tử hình cầu, đường kính 8-12 μm, bên trong có thể hình cầu sáng lệch về một bên.

Dấu  hiệu bệnh lý:

Khi chúng ta nhìn vào một nốt sần dưới kính hiển vi, chúng ta thấy các sợi nấm đã được phân đoạn (sợi nấm). Những sợi nấm này chứa hàng trăm bào tử được giải phóng khi nốt sần vỡ ra, những con khác ăn phải sẽ bị lây nhiễm.

 Chúng có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trên cơ thể, nhưng chúng ta thường thấy chúng nhất ở vây hoặc gần mắt. Ngay cả ở bên trong miệng. Khi các nốt này phát triển, chúng sẽ trông sần sùi. Nhưng sau khi làm vỡ khối u, vết thương ngoài da thường lành. Trường hợp vết thương do môi trường kém có thể nhiễm ký sinh, khuẩn …

Phương pháp chẩn Đoán: bằng mắt thường, kính hiện vi, nuôi cấy phân lập các loại nấm.

Chữa trị:

Cho ăn 3-5 ngày liên tục Ceftiomax 10-15ml/1kg thức ăn + 1 ngày Ivertin 1ml/1kg thức ăn.

BỆNH DO KÝ SINH TRÙNG

Ký sinh trùng trên koi thường lây nhiễm qua môi trường nước với phương thức phát tán qua miệng và da, chúng không gây tổn thất lớn trên koi nhưng tạo ra các vết thương là cơ hội cho vi khuẩn, nấm, virut tấn công gây chết cá.

Dựa trên sự nghiên cứu cơ chế tác động cắt mạch hệ thần kinh tiêu diệt ký sinh trùng ở phổ rộng, các nhà khoa học của tập đoàn Calier phân chia thành 2 nhóm dùng sản phẩm trị khác nhau dựa trên sự tiến hoá theo hệ thần kinh.

Nhóm trị bằng Calinil: bao gồm giun và sán, sán lá đơn chủ 16-18 móc, sán song chủ (sán lá gan lớn và nhỏ) sán dây.. và giun.

Nhóm trị bằng Ivertin: Ký sinh trùng đơn bào (trùng bánh xe, trùng quả dưa, trùng mặt trời…), ký sinh trùng đa bào (giun tròn, giun đầu gai, giun đốt) và giáp xác (trùng mỏ neo, rận cá ...)

Dựa trên vị trí ký sinh của ký sinh trùng được chia làm 2 nhóm:

Ngoại ký sinh: ký sinh trên bề mặt cơ thể da, vây, mang, hốc mũi, xoang miệng...

Nội ký sinh: ký sinh trong các cơ quan nội tạng ruột, bao tử, gan, mật, máu, thịt ...

Với trên 5000 giống loài ký sinh trùng khác nhau, để phân loại, chẩn đoán và chữa trị là rất khó, việc này là của các nhà chuyên môn. Việc của Koikichi là trở thành "người tiêu dùng thông minh" để sử dụng sản phẩm chất lượng và hiệu quả nhất cho đàn koi của mình.

Ký sinh trùng không gây chết koi nhưng chúng làm cá bị stress ngứa ngáy khó chịu,  liếc và có thể nhảy ra khỏi hồ.

TRÙNG MỎ NEO TRÊN KOI

Trùng mỏ neo do ký sinh trùng Lernaea gây ra trên cơ thể koi, chúng dùng móc cắm sâu vào thân cá, vào các gốc vây, hốc mắt, tạo thành những vết thương sưng tấy đỏ, chảy máu.  

Xung quanh vết thương thường có nấm thủy mi phát triển và vi trùng trong nước có điều kiện xâm nhập làm bệnh thêm trầm trọng hơn.

Cá liếc mình và bơi lội không bình thường, cường độ bắt mồi giảm.

Phương pháp chẩn đoán: Mắt thường hay kính hiện vi.

RẬN NƯỚC TRÊN KOI

Rận cá là ký sinh trùng Argulus ký sinh gây bệnh cho koi và thường có màu sắc giống màu da cá, khi bám vào cá chúng cào rách lớp da và mang gây viêm loét và dùng tuyến độc qua ống miệng để tiết chất độc gây hại cá. Khi bị rận ký sinh, cá gầy yếu và lở loét trên thân.

Vết thương làm cá dễ nhiễm khuẩn nặng đẫn tới koi bi thêm bệnh đốm trắng, đốm đỏ, lở loét rồi chết chết hàng loạt.

Koi bị Argulus ký sinh có cảm giác ngứa ngáy, vận động mạnh trên mặt nước, bơi lội cuồng dại, cường độ bắt mồi giảm.

Phương pháp chẩn đoán: Mắt thường hay kính hiện vi.

 Phòng ngừa (rận + trùng mỏ neo): đánh Ivertin 1ml/1m3. Định kỳ 20 ngày 1 lần

Chữa trị (rận + trùng mỏ neo): đánh Ivertin 1ml/1m3. Đánh 2 lần cách nhau 3 ngày.

Có thể kết hợp ăn thêm Ceftiomax 10ml/kg thức ăn, dùng 3-5 ngày liên tục 

BỆNH ĐỐM TRẮNG, NẤM TRẮNG Ở KOI – TRÙNG QUẢ DƯA

Bệnh trùng quả dưa hay còn gọi là bệnh đốm trắng là ký sinh trùng loài Ichthyophthyrius multifiliis, Trùng có dạng rất giống quả dưa, đường kính 0,5-1 mm. Toàn thân có nhiều lông tơ nhỏ, nhiều đường sọc, vằn dọc. Trùng mềm mại, có thể biến đổi hình dạng khi vận động, ở trong nước, ấu trùng bơi lội nhanh hơn trùng trưởng thành.

Chu kỳ sống có 2 giai đoạn: Dinh dưỡng và bào nang.

Giai đoạn dinh dưỡng: khi ấu trùng ký sinh ở da, mang ở giữa các tổ chức thượng bì hút các chất dinh dưỡng của ký chủ để sinh trưởng. Đồng thời kích thích các tổ chức của ký chủ hình thành đốm mủ trắng. Trùng trưởng thành chui ra khỏi đốm mủ trắng và chuyển sang giai đoạn bào nang.

Giai đoạn bào nang: Trùng ròi ký chủ bơi lội tự do trong nước một thời gian rồi bám vào bờ ao hay vật thể bất kỳ, tiết ra chất keo bao vây cơ thể hình thành bào nang. Điều kiện thích hợp lại sinh sản phân đôi…

Dấu hiệu bệnh lý:  

Da, mang, vây của cá bị nhiễm bệnh có nhiều trùng bám thành các hạt lấm tấm rất nhỏ, màu hơi trắng đục (đốm trắng).  Da, mang cá có nhiều nhớt, màu sắc nhợt nhạt. 

Cá bệnh nổi lên mặt nước, bơi lờ đờ yếu ớt. Lúc đầu cá tập trung gần thác nước, quẫy nhiều do ngứa ngáy. Trùng bám nhiều ở mang, phá hoại biểu mô mang làm cá ngạt thở. Khi cá yếu quá chỉ còn ngoi đầu lên để thở, đuôi bất động cắm xuống nước. 

Bệnh ảnh hưởng tới cả hoạt động của gan, thận bị rối loạn, thành phần máu cũng thay đổi. Lượng hồng cầu Koi giảm, bạch cầu tăng nhiều.

Phương pháp chẩn đoán: Mắt thường hay kính hiện vi.

Cách trị: Trùng quả dưa luôn tồn tại ở 2 giai đoạn nên để trị dứt điểm cần có thời gian và sự kiên trì

+ Đánh Ivertin 1ml/1m3. dùng 2 -3 lần cách nhau 2 ngày. Thay 20-30%  nước trước mỗi lần đánh.

+ Cho ăn Ivertin 1ml/1kg thức ăn. 2 ngày - xen kẻ ngày đánh thuốc.

+ Cho ăn Ceftiomax 10ml/kg thức ăn. 4-5 ngày liên tục.

Chú ý: Thường Koi nhiễm 1 lần nếu qua khỏi sẽ có kháng thể miễn nhiễm lại.

---------------//---------------//--------------- 

BỆNH DROPSY Ở KOI.

Bệnh xù vảy ở cá koi trong tiếng anh có tên là Dropsy. Khi koi bị xù vảy thì dấu hiệu nhận biết đầu tiên đó chính là phần thân cá sưng lên so với bình thường, mắt bị lồi ra. Do phần thân sưng nên toàn bộ vảy cá bị nâng lên, kết quả trông ngoại hình cá  giống như 1 cái nón thông.

Cá mắc bệnh xù vảy ăn ít hoặc bỏ ăn, chúng ít bơi, hoặc nếu bơi thì dáng bơi kém linh hoạt, nhanh nhẹn, thường bơi trên bề mặt nước, các vị trí có nhiều oxy.

Nguyên nhân:

+ Do nhiễm khuẩn bên trong nội tạng.
+ Do nhiễm ký sinh trùng làm tắc các mao mạch đường dẫn như bong bóng, túi mật …

Cách phòng ngừa và chữa trị.

Phòng ngừa: xổ ký sinh trùng bằng calinil 1ml/1kg thức ăn. Cho ăn 1 ngày duy nhất, 30 ngày lặp lại 1 lần.

Chữa trị: tiêm calinil 0.1ml/1.5kg thể trọng, 2 mũi cách nhau 5 ngày. Tiêm ceftiomax 0.5ml/1kg thể trọng, ngày 1 mũi, 5-7 ngày liên tiếp hoặc tới khi khỏi bệnh, khi cá ăn được thì nên tách ra riêng và có thể trộn cho ăn ceftiomax 15-20ml/kg thức ăn.

Với phác đồ này thì cứu thành công trên 70% koi bị dropy, nên cho ăn xổ giun sán định kỳ tránh hiện tượng koi nhiễm lại.

NHIỄM TRÙNG BÀO TỬ SỢI Ở KOI:  Myxospores, Henneguya, Thelohanellus …

Cá bị bệnh có các triệu chứng như bụng chướng to và một số con không đều tạo khối u lệch hẳn bụng sang một bên. Một số cá bệnh nặng bong vảy bụng, lỗ hậu môn giãn rộng, khi chết cơ thể dựng như đang bơi.

Khi mổ khám cá chép bị bệnh đều thấy có hiện tượng tích nước ở các nội quan, ruột chứa nhiều khối u bã đậu làm cho thành ruột mỏng, tích dịch dạng thạch lỏng trong ruột, nội tạng khác bị sưng hoặc hoại tử.

Một số Loài ký sinh trùng bào nang này thường gây hại trên mang cá với mật số dày đặc và làm tổn thương mang, ức chế quá trình hô hấp của cá. Làm cá bị ngạt và có thể chết sau đó vài ngày.

Phương pháp chẩn đoán: siêu âm khi cá sống, cá chết mổ xẻ khám nội tạng.

Cách phòng và trị:

Phòng bệnh: Xổ giun sán định kỳ bằng calinil nguyên ngày 1ml/1kg thức ăn.  Tháng lặp lại 1 lần.

Trị bệnh: cho ăn liên tục 3-5 ngày (calinil 1ml+ Ceftiomax 15ml)/1kg thức ăn.

Nếu koi không ăn được thì tiêm calinil 0.1ml/1.5kg thể trọng 2 mũi các nhau 4 ngày  +  tiêm ceftiomax 0.5ml/1kg thể trọng 4-6 ngày liên tiếp.

Với những khối u lớn nếu dùng thuốc vẫn không có tác dụng nhiền có thể siêu âm và phẩu thuật.

---------------//---------------//--------------- 

BỆNH LỒI MẮT Ở KOI

Quan sát cá thấy mắt lồi ra ngoài và có những con bị đục mắt, koi bơi lội mất phuơng hướng, lờ đờ.
Koi bị nặng có xuất huyết mắt, sau đó là xuất hiện những vết lở loét quanh mắt và trên da, xuất hiện các đốm mủ dưới da, để lâu thành các đốm loét, khi bệnh koi bỏ ăn.
Nguyên nhân:
Nếu cá bị lồi nhẹ và đục là do liên cầu khuẩn Streptococcus SP
Nếu cá lồi mắt nhưng không có dấu hiệu đục mắt có thể do sán lá song chủ Diplostomulosis ký sinh trong mắt.


Phương pháp chẩn đoán:
Phòng ngừa: xổ Calinil định kỳ và đánh vi sinh
Cách trị: cho ăn Calinil 1ml/1kg thức ăn, 2 nhịp cách nhau 4 ngày. Kết hợp đánh chống nhiễm khuẩn Roxacin 10ml/m3, từ 3–5 ngày liên tiếp.
BỆNH ĐƯỜNG RUỘT Ở KOI: phân nổi, nát, nhầy…
Phân Koi có dấu hiệu khác thường như nổi lên, trắng bệch, có chất nhầy, phân nát …
Có nhiều nguyên nhân
Koi bị viêm thành ruột do tác động của ký sinh trùng.
Koi bị nhiễm khuẩn cấp như lỵ amip, lỵ trực khuẩn, một số nhiễm trùng khác.
Koi bị trướng bụng khó tiêu do thức ăn không đảm bảo, ôi mốc …

Phòng ngừa và chữa trị:

Phòng: xổ ký sinh định kỳ, đảm bảo thức ăn không bị ôi mốc…

Trị bệnh: cho ăn 1 ngày ivertin 1ml/kg thức ăn, 3 ngày sau ăn lại 1 nhịp.

Cho ăn Roxacin 10ml/kg thức ăn, 4-5 ngày liên tiếp.

---------------//---------------//--------------- 

DẤU HIỆU THIẾU HỤT VITAMIN Ở KOI.

Vitamin A: Giảm tăng trưởng, mất sắc tố, hình thành mây ở biểu mô giác mạc và dày lên, thoái hóa võng mạc, kém ăn, màu sắc cơ thể nhạt dần, xuất huyết vây và da, mang bất thường/biến dạng.

Vitamin E: Giảm tăng trưởng, tràn dịch màng bụng, thiếu máu, dập mang, lắng tụ ceroid ở lá lách, tỷ lệ tử vong tăng lên, mang cá nhợt nhạt, tổn thương cơ/thoái hóa, giảm tỷ lệ trứng nở/hiệu quả sinh sản, giảm sự sống.

Vitamin D: Tăng trưởng và hiệu quả thức ăn giảm, kém ăn, gan/cơ và hàm lượng lipid trong huyết tương giảm, giảm tỷ lệ sống.

Vitamin K: Tăng thời gian đông máu, thiếu máu, xuất huyết mang, mắt, mô mạch, xuất huyết da.

Vitamin B12: Kém ăn, giảm tăng trưởng, thiếu máu, hồng cầu bị phân mảnh, hiệu quả sử dụng thức ăn kém, cơ thể có màu tối.
Thiamine Vitamin B1: Kém ăn, chậm phát triển, màu sẫm, tỷ lệ tử vong cao.

Riboflavin Vitamin B2: Kém ăn, chậm phát triển, viêm giác mạc, biến dạng cột sống, tổn thương vây nghiêm trọng, xuất huyết vây, cơ thể yếu ớt, cơ thể có màu sáng hoặc màu tối, sợ ánh sáng, vận động kém, thiếu máu.

Niacin Vitamin B3: Kém ăn, chậm phát triển, hiệu quả sử dụng thức ăn giảm, màu sẫm, bơi lội bất thường, co giật cơ trong khi ngưng vận động.
Acid Pantothenic Vitamin B5: Kém ăn, giảm tăng trưởng, hoại tử mang, tỷ lệ tử vong cao, mang và gan nhợt nhạt, thiếu máu, chất nhầy bao phủ mang, vận động kém.

Pyridoxine Vitamin B6: Rối loạn thần kinh, kém ăn, vận động kém, bơi lội thất thường và nhanh, da và toàn bộ cơ thể có màu xanh, thiếu máu, hô hấp nhanh.

Khắc phục: Bổ sung Vitamin tổng hợp: Corion Pro, liều 10ml/1kg cám

---------------//---------------//--------------- 

 

Trọn bộ thuốc phòng và điều trị những bệnh thường gặp cho Koi

1 - Vi sinh xử lý nước Force Pond: 800,000đ / hộp 450g

2 - Đặc trị nấm Tickamit: 300,000đ chai 60ml / 1,780,000đ / chai 1 lít

3 - Diệt ngoại ký sinh trùng Ivertin: 560,000đ / chai 100ml

4 - Diệt giun, sán, nội ký sinh trùng Calinil: 620,000đ / chai 100ml

5 - Kháng sinh chống nhiễm khuẩn Roxacin: 550,000đ / chai 1000ml

6 - Kháng sinh chống nhiểm khuẩn Ceftiomax: 620,000đ / chai 100ml

7 - Vitamin tổng hợp Corion Pro: 580,000đ / chai 1000ml

GỌI TƯ VẤN & ĐẶT HÀNG: 096 990 7938 (hoặc nhắn Zalo)

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Xin chào
close nav
Danh mục
 

icon icon