Cá koi bị đỏ mình, lở loét là bệnh rất nguy hiểm, nếu không chữa trị dứt điểm tận gốc nguyên nhân gây bệnh sẽ dễ bị tái phát lại, dẫn tới lây lan và cá chết hàng loạt, rất khó kiểm soát.
DẤU HIỆU BỆNH LÝ:
- Thân cá có hiện tượng đốm đỏ trên da, tróc vảy, nặng hơn sẽ xuất hiện những vết lở loét, da hoại tử...
- Cá bơi chậm lờ đờ, thường xuyên bơi lẻ mà không bơi theo đàn, hoặc Koi liết mình, nhảy ra khỏi hồ, mắt lồi, đục mắt...
- Cá ăn ít hoặc thậm chí là bỏ ăn.
- Màu sắc và hoa văn mờ nhạt đi đáng kể
NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH: Bệnh xuất hiện do một hoặc nhiều tác nhân cùng lúc gây nên gồm virus, vi khuẩn, nấm và ký sinh trùng. Bằng mắt thường rất khó để khẳng định tác nhân nào là nguyên nhân chính.
- Do Virus: Chúng được phát hiện vào giai đoạn đầu khi bệnh mới phát sinh, làm kiềm hãm hệ thống miễn dịch của cá và cá dễ bị nhiễm các tác nhân khác hơn. Chủ yếu virus gây bệnh là Rhadovirus. Một số nghiên cứu cũng phân lập được nhóm Binavirus ở gan cá.
- Do Ký sinh trùng: Trùng mỏ neo, rận nước ký sinh dễ dàng nhận biết. Nhưng phần lớn nguyên nhân do ký sinh trùng đơn bào khó nhìn thấy cũng được phát hiện khi cá mắc bệnh như trùng quả dưa, trùng loa kèn, trùng bánh xe, sán lá đơn chủ, đa chủ ... chúng có thể làm cá bị tổn thương và tạo điều kiện cho nấm bệnh xâm nhập.
- Do nấm: Nấm Aphanomyces invadans được xem là tác nhân gây ra lở loét và là yếu tố chính tấn công vào các cơ quan nội tạng làm xuất huyết, hoại tử và dẫn đến cái chết của cá khi mắc bệnh. Ngoài ra một số nghiên cứu còn được phát hiện nấm Saprolegnia spp trong mẫu nội tạng cá.
- Do Vi khuẩn: Một số loài vi khuẩn được phân lập từ các vết loét của cá: Aeromonas hydrophila, Pseudomonas sp...Trong đó vi khuẩn Aeromoas spp được xem là nhóm vi khuẩn bản địa luôn hiện diện trong môi trường nước ngọt, chúng là những tác nhân cơ hội, khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ nhanh chóng xâm nhập vào cơ thể cá và gây hại.
PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ TẬN GỐC BỆNH ĐỎ MÌNH, LỞ LOÉT TRÊN CÁ KOI:
Ngày 1
- Đánh diệt nấm TICKAMIT, liều 0,2ml/1m3
- Đánh chống nhiễm khuẩn ROXACIN, liều 10ml/1m3 - Đánh diệt ký sinh trùng IVERTIN, liều 1ml/1m3
Ngày 2
- Đánh diệt nấm TICKAMIT, liều 0,2ml/1m3
- Đánh chống nhiễm khuẩn ROXACIN, liều 10ml/1m3
- Trộn IVERTIN với cám cho cá ăn, liều 1ml/1kg thức ăn
Ngày 3
- Đánh diệt nấm TICKAMIT, liều 0,2ml/1m3
- Đánh chống nhiễm khuẩn ROXACIN, liều 10ml/1m3
Ngày 4
- Đánh chống nhiễm khuẩn ROXACIN, liều 10ml/1m3 - Đánh diệt ký sinh trùng IVERTIN, liều 1ml/1m3
Ngày 5 - ngày 7 hoặc cho đến khi hết bệnh
- Đánh chống nhiễm khuẩn ROXACIN, liều 10ml/1m3
- Trộn IVERTIN với cám cho cá ăn, liều 1ml/1kg thức ăn
LƯU Ý: Trường hợp cá bị nặng, lở loét thì cần kết hợp dùng kháng sinh CEFTIOMAX trộn cho ăn liều 10ml/1kg thức ăn hoặc tiêm liều 0,5ml/kg thể trọng từ 3 - 5 ngày cho đến khi lành bệnh
Cá bị đỏ mình, dễ bị tái phát nếu không chữa trị đúng phác đồ để dứt điểm tận gốc và nên điều trị càng sớm càng tránh thiệt hại. TỐT NHẤT HÃY ĐÁNH PHÒNG BỆNH NHƯ SAU:
- Đánh diệt nấm, định kỳ Tickamit 20 ngày/ lần: Liều 0,2ml/1m3
- Đánh diệt ký sinh trùng định kỳ Ivertin 20 ngày / lần: Liều 1ml/1m3
- Đánh chống nhiễm khuẩn Roxacin cho cá mới từ 3 - 5 ngày trước khi nhập đàn: Liều 10ml/1m3