Điều chỉnh các chỉ số môi trường nước giúp Koi phát triển khoẻ mạnh

Đăng bởi Nguyễn Thế Lưu vào lúc 17/03/2023

Biết và điều chỉnh các chỉ số môi trường cơ bản về tối ưu để koi khoẻ mạnh và ít bệnh tật hơn:

1 - Oxy hoà tan > 5:

Oxy là yếu tố quan trọng nhất để chơi cá, vì chỉ cần oxy thấp trong thời gian ngắn cá sẽ chết hết, lúc đó người chơi cá chả biết làm gì ngoài mua lại cá mới.

- Bình thường koi ít bị thiếu oxy nếu không có biến động xảy ra.

- Thiếu Oxy trong các trường hợp như máy bơm cháy, xả nước quên tắt, máy sục khí cháy, mất điện không có dự phòng, trẻ cho ăn quá nhiều thức ăn dư trong hồ ...

- Khắc phục: phải có máy dự phòng khi cúp điện (máy phát điện, máy sục tích điện dự phòng), lắp còi báo động khi mất khí hoặc mất điện, có thể mua vài kg oxy viên khô dự phòng.

Chú ý: hàng tuần khởi động cho chạy kiểm tra các thiết bị dự phòng 10-15 phút.

2 -  pH thích hợp 7- 8:

pH là thước đo nồng độ ion H+ trong nước, chỉ số này được sử dụng để đánh giá mức độ kiềm hoặc axit của nước trong hồ. Các chỉ số độ pH dao động từ 0 – 14.

- Để ổn định độ pH 7-8 trong hồ koi suốt quá trình chơi thì bộ lọc nên có một ngăn bỏ đá san hô và đánh vi sinh tốt định kỳ. San hô ngoài tác dụng tăng caxi làm nước “hơi cứng” có độ Kiềm tăng và còn là nơi trú ngụ lý tưởng cho vi sinh phát triển.

  • Nếu pH<7 thì thêm san hô, vỏ hàu hoặc nước vôi tôi.
  • Nếu pH>8 thì đánh vi sinh tăng lên.

3 - Độ trong: Trong chơi koi thì độ trong phải là trong suốt thì mới ngắm được koi để thoả thú đam mê.

- Nước đục ngã màu xanh, vàng, nâu thường do tảo phát triển. + Khắc phục: đánh diệt tảo bằng Algaecide và vi sinh định kỳ hàng tuần.

- Nước trong ngã màu vàng thường do cám. + Khắc phục: thay cám và thay nước đánh vi sinh Power Sludge hoặc Force Pond 

- Nước có bọt là do độ nhớt nước cao. + Khắc phục: đánh 3-4 ngày liên tục vi sinh Power Sludge hoặc Force Pond. , vệ sinh ngăn lọc nếu lâu ngày chưa vệ sinh.

- Nước bị lợn cợn hạt li ti do tảo tàn. + Khắc phục: đánh vi sinh Power Sludge hoặc Force Pond và kết hợp thêm enzyme.

- Nước có bọt và đục màu vo gạo do cá đẻ. + Khắc phục: thay nước 2-3 ngày liên tuc 30-50%, vệ sinh bể lọc nếu cần, tăng cường vi sinh Power Sludge hoặc Force Pond.

4 - Mùi của nước: mùi là tín hiệu hóa học, là 1 chỉ tiêu cho biết mức độ tốt hay xấu của hồ cá, mùi có nguồn gốc từ quá trình sinh hóa, hoạt động của vi khuẩn, tảo, rong rêu.

- Mùi tanh hôi là do vi khuẩn phát triển, thức ăn dư thừa trong nước, hộp lọc lâu ngày không vệ sinh, hệ vi sinh chết ... —> Khắc phục: chùi rửa hộp lọc và đánh 3 - 4 ngày liên tục vi sinh Power Sludge hoặc Force Pond.

 

- Mùi bùn do tảo lục phát triển. + Khắc phục: diệt tảo bằng Algaecide và kết hợp vi sinh Power Sludge hoặc Force Pond để phân huỷ xác tảo

- Mùi tanh cá do nhiều nguyên nhân tảo lam phát triển, cá bị bệnh, cá tụt nhớt, cá chết hoặc có động vật nào chết trong hồ... + Khắc phục: trị bệnh cho cá và đánh vi sinh Power Sludge hoặc Force Pond.

5 - Chỉ số Amoniac, Nitrite, Nitrates:

Thức ăn thừa, phân cá hay rác rơi vào trong hồ tích tụ sẽ phân huỷ tạo ra ammoniac. Vi khuẩn và oxy làm phân hủy chúng thành nitrit => nitrat => nitơ tự do. Amoniac, nitrit, nitrat gây ra ô nhiễm nguồn nước, là nguồn gốc của nhiều loại bệnh, rêu tảo phát triển mạnh gây hại cho cá, làm giảm lượng oxy trong nước. Vì vậy, cần giữ các chỉ số này trong giới hạn cho phép.

Chỉ số tiêu chuẩn:

- Nitrates (NO2–): không quá 40 mg/l; Amoniac (NH3 ): < 0.01 mg/l

- Nitrite (NO3– ): < 0.25 mg/l ; - Amonium (NH4+) 0.2-2 mg/l

+ Khắc phục chung: với Amoniac thì chỉ cần đánh 3 - 4 ngày liên tục vi sinh Power Sludge hoặc Force Pond, còn Nitrite, Nitrates nên kết hợp thêm thay nước nhiều và vệ sinh hộp lọc.

6 - Độ mặn: nguyên thuỷ koi sống ở nước ngọt nên không cần độ mặn, với tiến bộ khoa học thời nay thì chơi cá không cần dùng muối nữa.

+ Tác dụng của muối:

- Muối kiểm soát kí sinh trùng đơn bào khi thay đổi từ ngọt sang mặn và ngược lại.
- Muối làm ổn định độ cân bằng thẩm thấu giảm stress trong quá trình vẫn chuyển.

- Kích thích sản xuất màng nhầy, hạn chế tình trạng methemoglobinemia (ngộ độc nitrite NO2).
+ Tác hại khi dùng muối:

  • -  Làm chết cây thuỷ sinh
  • -  Bay hơi gây rỉ sét các thiết bị điện tử trong nhà.
    - Khi koi quen với độ mặn thì xem như mất hết tác dụng của muối —> Tốn công sức thời gian và tốn tiền.

7 - Nhiệt độ thích hợp 18-29 độ:
- Nếu nhiêt độ > 30 độ: giảm ăn vì cá dễ tăng động, háu ăn,
- Nếu nhiệt độ < 18 độ:giảm ăn 50% vì cá ít vận động
- Nếu Nhiệt độ < 7 độ: không cần cho ăn vì vi sinh ít hoạt động.

8 - Vi khuẩn (bacteria) – Gồm 2 nhóm làm sạch môi trường.
- Nhóm vi khuẩn dị dưỡng (Heterotrophic): sử dụng chất hữu cơ làm nguồn năng lượng và nguồn cacbon để thực hiện quá trình sinh tổng hợp.
+ Vi khuẩn hiếu khí (Aerobes).
+ Vi khuẩn kỵ khí (Anaerobes).
+ Vi khuẩn tùy nghi (Facultative).

- Nhóm vi khuẩn tự dưỡng (Autotrophic): có khả năng oxy hóa chất vô cơ để lấy năng lượng và sử dụng CO2 làm nguồn cacbon cho quá trình sinh tổng hợp.

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Xin chào
close nav
Danh mục
 

icon icon