10 tác hại gây “rùng mình” từ việc thức khuya

Đăng bởi Evashop.com.vn vào lúc 20/11/2017

Thường mọi người vẫn được khuyên nên ngủ đủ giấc, 7 – 8 tiếng mỗi ngày để đảm bảo sức khỏe cũng như làm đẹp da. Tuy nhiên ngủ đủ không chưa đúng nhé. Bạn phải kết hợp cùng việc ngủ đúng giờ thì cơ thể mới khỏe đẹp như ý muốn.

Thức quá khuya mang đến nhiều tác hại cho sức khỏe

10 tác hại gây “rùng mình” từ việc thức khuya sau đây giúp bạn nhanh chóng thức tỉnh và cải thiện thói quen xấu của mình ngay:

1. Giảm trí nhớ.

2. Uể oải, khó tập trung chú ý vào công việc.

3. Ù tai, chóng mặt, mắt mờ.

4. Nóng nảy, cáu bẳn (dù có chú ý để tránh nổi nóng thì cũng vô ích, cơn nóng giận dường như là không thể kiềm chế).

5. Đau mỏi cơ, có thể thỉnh thoảng bị chuột rút. Đối với những người tập thể hình thì việc thức khuya sẽ giảm khả năng phục hồi và phát triển của cơ bắp.

6. Trung khu thần kinh uể oải thì vị giác cũng trì trệ, dẫn tới ăn uống không ngon miệng.

7. Da mặt nhợt nhạt, thiếu sinh khí, nhiều dầu, đôi khi sần sùi và nổi mụn, dưới mắt có quầng thâm trông như... “mắt gấu trúc” là câu chuyện muôn thuở của việc thức đêm!

Mắt xuất hiện quầng thâm do thiếu ngủ

Thức khuya ảnh hưởng đến làn da, nhất là da mặt. Thông thường là khoảng từ 10-11 giờ đêm da ở trong trạng thái dưỡng và hồi phục. Thường xuyên thức khuya sẽ làm rối loạn hệ tuần hoàn bình thường của việc trao đổi chất cùng hệ thống thần kinh, dẫn đến việc da bị khô, giảm sức đàn hồi, sạm và kém mịn màng.

8. Khô mắt, mỏi mắt, và nếu mắt phải làm việc khuya trong điều kiện thiếu ánh sáng thì dễ bị giảm thị lực.

9. Thức khuya hay ngủ ít có thể dẫn tới nguy cơ tăng cân theo chiều hướng tiêu cực, có thể gây thêm các tác dụng khác là nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, tăng huyết áp…

10. Bên cạnh đó thức khuya trong thời gian dài dẫn đến nguy cơ mắc bệnh ung thư cao hơn so với những người không thức khuya.

Thức khuya quả thực gây tác động xấu “rộng rãi và toàn diện”, ấy vậy mà nhiều teen vẫn nhởn nhơ bỏ qua những cảnh báo này. Cùng xem các nhà khoa học lí giải thời gian biểu hoạt động của cơ thể khi chúng ta chìm sâu vào giấc ngủ để nhận thức được tầm quan trọng của việc ngủ sớm nhé!

Nên ngủ đủ giấc, đúng giờ để bảo vệ sức khỏe

• Từ 21 - 23h là quãng thời gian hệ miễn dịch đào thải chất độc, lúc này bạn nên giữ trạng thái yên tĩnh hoặc nghe nhạc thư giãn.

• Từ 23h – 1h sáng là quãng thời gian bài tiết chất độc của gan, cần tiến hành trong khi ngủ say.

• Từ 1h – 3h sáng là thời gian bài tiết chất độc của mật, cũng cần thực hiện trong giấc ngủ say.

• Từ 3 - 5h sáng là thời gian bài tiết chất độc trong phổi. Vì thế, những người đang mắc bệnh ho thường ho dữ dội không kiểm soát được vào thời gian này. Tuy nhiên, không nên dùng thuốc chống ho để tránh gây cản trở việc đào thải các chất cặn bã trong người.

• Từ 5 - 7h sáng là lúc ruột già bài tiết chất độc. Sau một giấc ngủ dài, việc đầu tiên phải làm là đi toilet để “xả” các chất độc này ra khỏi cơ thể, bạn nhé!

• Từ 7 - 9h là lúc ruột non hấp thụ chất dinh dưỡng nhiều nhất, vì thế nên ăn sáng để cung cấp đủ năng lượng cho một ngày dài. Những người không ăn sáng không biết được rằng mình đang duy trì một thói quen xấu, cần phải sửa ngay lập tức! Các chuyên gia khuyên rằng, cho dù có đợi đến 10h mới ăn thì vẫn hơn là hoàn toàn bỏ bữa.

• Từ nửa đêm cho đến 4h sáng là thời gian tủy sống tạo máu, cần phải ngủ say, không nên thức khuya.

Cơ thể sảng khoái, tươi tắn khi ngủ đúng giờ

Theo đồng hồ sinh học của cơ thể:

• Trạng thái ngủ từ 0 - 1 giờ sáng khiến cơ thể được nghỉ ngơi thực sự, giúp tinh thần sảng khoái, “nhan sắc” tươi tắn khi tỉnh dậy vào hôm sau. Nên ngủ trước đó tầm 1 hoặc 2 tiếng, để vào khoảng thời gian nói trên thì đã chìm vào giấc ngủ sâu.

Từ 1 - 5h sáng là lúc cơ thể tiết ra các chất tái sinh và nâng cao hệ miễn dịch. Thức khuya sẽ làm cơ thể rút ngắn hoặc thậm chí bỏ qua giai đoạn này, lâu dần sẽ suy sụp thấy rõ.

• Trong giai đoạn ngủ sâu, cơ thể tiết nhiều hoóc-môn để cân bằng và nâng cao sức đề kháng. Thức khuya sẽ khiến hoạt động ấy xảy ra chậm và ít hơn, về lâu sẽ làm giảm khả năng kháng bệnh của bạn đấy!

Tóm lại, tác hại của việc thức khuya, ngủ muộn là nhiều vô kể - có loại về lâu dài mới phát tác, có loại thì ngay hôm sau đã có thể nhận thấy ngay như mắt thâm quầng, mệt mỏi, trí nhớ giảm sút. Thức khuya cũng ảnh hưởng đến hệ thần kinh. Nên nhớ rằng ban đêm hệ thần kinh giao cảm của con người sẽ nghỉ ngơi, vì ban ngày nó đã hoạt động rất mạnh để giúp con người làm việc và sinh hoạt. Nhưng những người thức khuya thì thần kinh giao cảm vẫn hoạt động mạnh, dẫn đến “hệ quả” là suốt ngày hôm sau họ sẽ cảm thấy uể oải, sa sút tinh thần, đầu óc căng thẳng, trí nhớ kém, khó tập trung tư tưởng, phản ứng chậm, hay quên, chóng mặt, nhức đầu… Lâu ngày sẽ dẫn đến suy nhược thần kinh.

Thế đấy, thức khuya vừa tác động tiêu cực lên sức khỏe, lại vừa làm dung nhan của chúng ta vô cùng kém sắc. Thức khuya không có lợi lộc gì cả đâu các bạn ạ, trái lại còn gây tác hại tứ bề. Cùng điều chỉnh ngay đồng hồ sinh học của mình và nhắc nhở bạn bè bỏ ngay bệnh “cú đêm” này nhé! Hãy “nâng niu” và đối xử tốt với cơ thể để luôn Trẻ - Khỏe - Đẹp!

Nguồn Yan.vn

 

Tags : cham soc suc khoe, dep da, giac ngu, suc khoe
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Xin chào
close nav
Danh mục
 

icon icon