<
p>
Tật mắt ở trẻ có thể được phát hiện và chữa trị kịp thời ngay từ khi còn nhỏ, tránh những ảnh hưởng đáng tiếc đến tương lai của trẻ sau này.
Quan sát hành vi hàng ngày để phát hiện tật mắt ở trẻ
Trong hành vi hàng ngày, trẻ sẽ có những biểu hiện bất thường cho thấy tật mắt ở trẻ. Bạn có thể tạo ra những tình huống hàng ngày sau đây để kiểm tra xem trẻ có bị nhược thị, cận thị hay có triệu chứng bất thường gì khác không.
Đưa đồ vật có màu sắc bắt mắt, nổi bật đến trước mặt trẻ để xem thử là trẻ có thể phát hiện ra hay không?
Khi cho trẻ xem tivi hoặc trong sinh hoạt bình thường, trẻ có nhìn chăm chú và luôn phải ngồi thật gần để nhìn hay không?
Phát hiện sớm tật mắt ở trẻ để chữa trị
Khi trẻ quan sát một đồ vật, hướng nhìn của trẻ có bình thường không, trẻ nhìn đúng hướng, đúng tầm hay phải ngẩng đầu, nghiêng đầu, cúi đầu?
Khi trẻ nhìn một vật thể, ánh mắt của trẻ có ổn định không, tròng mắt trẻ có dao động hay di chuyển liên liên tục không?
Khi trẻ đi, cầm/ nhận/ lấy đồ vật, trẻ có bị nghiêng ngả, cầm hụt…thường xuyên hay không? Thị lực kém có thể khiến trẻ mất cân bằng và cảm giác về khoảng cách không chính xác.
Chơi trò “Cướp biển một mắt” để phát hiện tật mắt ở trẻ
Có những trẻ không “hợp tác” khi bạn muốn đưa trẻ đến phòng khám để kiểm tra thị lực, rất khó đo được thị lực cho trẻ, thì bạn có thể thử trò chơi “Cướp biển một mắt” để phát hiện tật mắt ở trẻ.
Bịt một bên mắt trẻ, rồi cầm 1 số đồ vật đưa lên trước mặt trẻ để trẻ trả lời các câu hỏi xem có đúng không. Nếu trẻ trả lời đúng và mắt vẫn bình thường thì đổi sang bị mắt còn lại và tiếp tục câu hỏi dành cho trẻ.
Nếu trẻ trả lời sai quá nhiều câu hỏi về đồ vật, màu sắc, và có biểu hiện chóng mặt, buồn nôn, cáu gắt, khó chịu, thì bạn nên đưa trẻ đến các bệnh viên chuyên khoa để có kết quả chính xác, kiểm tra thật kỹ giúp phát hiện sớm tật mắt ở trẻ và kịp thời chữa trị.