Kinh nguyệt không đều: Những dấu hiệu từ cơ thể

Đăng bởi Evashop.com.vn vào lúc 25/01/2018

Những biểu hiện cơ thể sau đây cho thấy chu kỳ kinh nguyệt của bạn đang có những vấn đề đáng lo ngại. Hãy cùng Evashop theo dõi để có biện pháp ngăn ngừa và điều trị kịp thời nhé. 

Ở giai đoạn nào đó trong cuộc đời, phụ nữ sẽ phải đối mặt với những câu hỏi: Tại sao chu kỳ kinh nguyệt của tôi lại xảy ra 2 lần trong một tháng? Tại sao khí huyết lại đột nhiên nhiều như vậy? Mặc dù kinh nguyệt không đều không hiếm đối với nhiều phụ nữ nhưng điều quan trọng là cần hiểu những lý do xảy ra qua những biểu hiện mà cơ thể đang "cố gắng" thông báo đến bạn. 

Chu kỳ kinh nguyệt thông thường

Hầu hết phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt từ 3 - 7 ngày mỗi tháng một lần. Sau khi có kinh nguyệt trong nhiều năm, chu kỳ có xu hướng giảm lại từ 3 - 5 ngày, lượng khí huyết cũng ổn định dần và ít đi. Và phụ nữ hoàn toàn có thể dự đoán được thời gian chính xác của chu kỳ hằng tháng. 

Chu kỳ kinh nguyệt bất thường

Trong thời gian chu kỳ kinh nguyệt diễn ra, khí huyết đột nhiên chảy nhiều. Hay đến 2-3 tháng chu kỳ kinh nguyệt mới xuất hiện thay vì một tháng thông thường. Đó là những biểu hiện của chu kỳ kinh nguyệt bất thường. Đôi khi, sự bất thường còn biểu hiện qua sự rỉ máu sau ngày cuối chu kỳ. 

Các nguyên nhân gây kinh nguyệt không đều

Thường thì kinh nguyệt không đều không gây nguy hiểm cho sức khỏe của bạn. Đôi lúc, tinh thần mệt mỏi, căng thẳng, ăn uống thất thường cũng khiến kinh nguyệt không đều. Tuy vậy, trong một số trường hợp, nó là dấu hiệu của những bệnh liên quan đến cơ quan sinh dục của bạn. Dưới đây là một vài lý do phổ biến gây nên sự bất thường cho chu kỳ kinh nguyệt của bạn:

Kinh nguyệt không đều: Những dấu hiệu từ cơ thể

Mang thai
Khi mang thai, cơ thể phụ nữ sản xuất các kích thích tố làm cho kinh nguyệt dừng lại tạm thời. Trong một số trường hợp, phụ nữ vẫn có thể trải qua một vài sự "rò rỉ" vào chu kỳ cuối trước khi kinh nguyệt kết thúc hoàn toàn. 

Căng thẳng
Căng thẳng là nguyên nhân phổ biến nhất của kinh nguyệt không đều. Cortisol, hormone stress, có tác động trực tiếp vào sự sản sinh estrogen và progesterone (hai hormone giới tính) của cơ thể. Nếu bạn có quá nhiều cortisol trong máu, thời gian và dòng chảy của chu kỳ kinh nguyệt có thể thay đổi.

Chế độ ăn uống
Sự chậm trễ hoặc đứt đoạn chu kỳ đôi khi là do thực phẩm bạn ăn vào. Nếu bạn đang ăn một chế độ ăn uống chứa nhiều carbs không lành mạnh hoặc tăng giảm cân nặng bất thường, cơ thể sẽ phản ứng lại bằng cách thay đổi mức độ sản xuất các hormone cũng như quá trình rụng trứng.

Tập thể dục
Cơ thể chúng ta cần năng lượng để có kinh nguyệt. Nếu cơ thể phải đốt cháy quá nhiều năng lượng trong phòng tập thể dục thì sẽ không có gì để sử dụng cho "thời gian của tháng".

Thuốc tránh thai
Có thể mất đến vài tháng để cơ thể bạn "phục hồi" nội tiết tố đã mất do các liều thuốc tránh thai cấp tốc. 

Uống quá nhiều rượu
Gan giúp điều hòa chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ bằng cách chuyển hóa estrogen và progesterone. Uống rượu quá mức có thể gây tổn thương gan và gây ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa cả hai kích thích tố này.

Hội chứng buồng trứng đa nang
Một biến chứng khá phổ biến ở phụ nữ sau 30 tuổi, tình trạng này gây ra u nang hình thành trên buồng trứng, can thiệp vào quá trình rụng trứng định kỳ. Các triệu chứng khác của tình trạng này bao gồm rụng tóc, tăng cân, gàu và vô sinh. Các biến chứng bao gồm viêm màng dạ con, ung thư buồng trứng và bệnh tim.

Thời kỳ mãn kinh
Như giai đoạn mang thai, thời điểm này xảy ra khi mức độ hormone trong cơ thể bắt đầu thay đổi. Kinh nguyệt không đều có thể bắt đầu sớm nhất là 10 năm trước khi mãn kinh (thường là vào khoảng tuổi 40-50).

Dùng thuốc
Hầu hết các loại thuốc điều trị đều gây ảnh hưởng đến quá trình sản xuất estrogen và progesterone của cơ thể. Do vậy, cũng đừng quá lo lắng nếu kinh nguyệt không đều trong thời gian dùng các loại thuốc điều trị, nhất là các thuốc kháng sinh.

Kinh nguyệt không đều: Những dấu hiệu từ cơ thể

Điều trị kinh nguyệt không đều

Nói chuyện với bác sĩ về các triệu chứng bất thường của bạn. Bác sĩ có thể kê toa thuốc điều trị hoặc khuyên dùng thuốc ngừa thai hằng ngày (cả hai phương pháp đều nhằm giúp điều hòa chu kỳ kinh nguyệt và giữ mức hormone cân bằng).

Lên kế hoạch tham gia các hoạt động giảm stress, thay đổi chế độ ăn uống, và tập thể dục.

Tags : chu ky kinh nguyet, kinh khong deu, kinh nguyet, phu khoa, suc khoe
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Xin chào
close nav
Danh mục
 

icon icon