Người bị đau dạ dày nên và không nên ăn gì?

Đăng bởi Đoàn Thị Bích Ngọc vào lúc 17/07/2018

Bệnh đau dạ dày hiện nay đã không ít người mắc phải và có rất nhiều nguyên nhân gây nên, nhưng nguyên nhân chính thường gặp nhất là chế độ ăn uống không hợp lí và không đúng giờ. Khi đã gặp phải tình trạng này thì chế độ ăn uống khoa học và giờ giấc dùng bữa trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Để tình trạng không nặng thêm hoặc biến chứng thành ung thư thì bạn nên thay đổi thói quen ăn uống từ ngay bây giờ. Vậy thì khi bị đau dạ dày bạn nên ăn gì và không nên ăn gì?

Bị đau dạ dày không nên ăn thực phẩm chứa nhiều axit và khó tiêu

Bị đau dạ dày không nên ăn thực phẩm chứa nhiều axit và khó tiêu

1. Người bị đau dạ dày không nên ăn
•    Thực phẩm giàu axit như: Trái cây chua (quất,chanh, cam, quýt,xoài, khế…), thực phẩm chua( dấm, mẻ), các loại nước ngọt, nước trái cây có ga, bia rượu, đồ uống có cồn,...
•    Thực phẩm dễ gây chướng bụng: giá đỗ, dưa cà muối, hẹ, hành, cần tây,… do có khả năng tạo hơi trong dạ dày
•    Thực phẩm gây tổn thương đến niêm mạc dạ dày: rượu, bia, ớt, tỏi, cà phê, chè đặc, …
•    Thực phẩm làm tăng tiết axit trong dạ dày: nước sốt thịt - cá đậm đặc, lạp xưởng, xúc xích, món rán, đồ chiên xào,…
•    Thức ăn khó tiêu hóa, cứng, dai, gây cọ xát, tăng co bóp và hư hại niêm mạc dạ dày: thịt nhiều gân, sụn, rau xơ già, củ, quả sống,…

Bị đau dạ dày nên ăn thức ăn dễ tiêu hóa và giàu vitamin A,B,D,...

Bị đau dạ dày nên ăn thức ăn dễ tiêu hóa và giàu vitamin A,B,D,...

2.  Người bị đau dạ dày nên ăn
•    Thực phẩm giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày: Trứng, các sản phẩm từ sữa (trừ sữa chua), bánh ngọt, mật ong, chè nóng,… những loại thực phẩm này có tác dụng làm đệm cho niêm mạc và giảm kích thích dạ dày.
•    Thực phẩm giúp lành vết viêm loét: Tôm, cá, bắp cải vì trong tôm, cá rất giàu canxi, protein và đặc biệt chứa nhiều kẽm. Đây là các chất cần thiết giúp làm lành vết loét. Còn trong bắp cải có vitamin U giúp nhanh chóng lành vết loét hơn.
•    Thức ăn giảm tiết axit cho dạ dày: Cơm, xôi, bánh mì, bánh chưng, cháo, khoai luộc, thịt, cá (hấp, luộc, om đều được)….Những thức ăn dạng này dễ tiêu hóa, mềm và tránh kích thích dạ dày tiết nhiều axit.
•    Thực phẩm giàu vitamin A, B, D, K, acid folic, canxi, sắt, kẽm, magiê có nhiều trong ngũ cốc, hoa quả , rau củ màu đỏ, xanh đậm vì người đau dạ dày mãn tính thường thiếu vitamin, các khoáng chất do khả năng tiêu hóa và hấp thu kém hơn người bình thường. 

Nên thái nhỏ thức ăn và nhai thật kỹ khi bị đau dạ dày

Nên thái nhỏ thức ăn và nhai thật kỹ khi bị đau dạ dày

3. Biện pháp khắc phục triệu chứng đau dạ dày
•    Nên sử dụng những đồ ăn thái nhỏ, được nấu chín kỹ, mềm. Điều này giúp giảm áp lực hoạt động cho cơ quan tiêu hóa. Nên ăn thức ăn được luộc, hấp, om  giúp người đau dạu dày dễ tiêu hóa, hấp thu hơn các món chiên, xào, rán.
•    Khi ăn nên ăn chậm, nhai kỹ để gia tăng sự bài tiết của nước bọt giúp trung hòa tính axit trong dạ dày. Tránh ăn một lần quá no khiến dạ dày căng cứng, tiết nhiều axit và tăng cọ xát. Nên chia nhỏ các bữa ăn làm nhiều lần trong 1 ngày giúp dạ dày thường xuyên có thức ăn để trung hòa axit và không để bụng quá đói.
•    Không dùng thức ăn khô, cứng, không nên ăn cơm chan canh vì như thế khiến bạn nhai không kỹ, làm tăng gánh nặng cho dạ dày khi tiêu hóa thức ăn.
•    Dùng thức ăn ấm trong khoảng 40-50 độ C giúp dễ dàng tiêu hóa, hấp thu hơn. Không ăn đồ ăn lạnh hoặc quá nóng vì điều này làm dạ dày co bóp mạnh hơn.
•    Sau khi ăn xong không nên hoạt động mạnh hay chạy nhảy ngay. 

Tags : cai thien suc khoe, cham soc suc khoe, dau bao tu, dau bao tu khong nen an gi, dau bao tu nen an gi, dau da day, dau da day an gi, dau da day khong nen an gi, giac ngu, khac phuc dau bao tu, khac phuc dau da day, suc khoe, thuc pham chuc nang, viem da day
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Xin chào
close nav
Danh mục
 

icon icon