Nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh

Đăng bởi Nguyễn Thế Lưu vào lúc 26/01/2018

Bé 6 tháng tuổi cần ăn dặm bao nhiêu mỗi ngày? Bé sơ sinh bú bao nhiêu sữa thì đủ? Những lời khuyên của chuyên gia dinh dưỡng bên dưới đây sẽ là câu trả lời cho bạn. Cùng Evashop tham khảo nhé. 

Giai đoạn trẻ sơ sinh đến 1 năm tuổi là giai đoạn rất quan trọng trong cuộc đời bé. Bé có khỏe mạnh và phát triển tốt sau đó hay không phụ thuộc nhiều vào giai đoạn này. Chính bởi vậy, nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh từ 0 đến 12 tháng tuổi đòi hỏi sự quan tâm và chăm chút rất nhiều từ các mẹ đấy! 

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ từ 0 đến 4 tháng tuổi

Nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh giai đoạn dưới 4 tháng tuổi

Sữa mẹ là nguồn thức ăn tốt nhất với nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi. Do vậy, nếu có thể nuôi con bằng sữa mẹ trong giai đoạn này thì bé sẽ có sức đề kháng tốt và phát triển nhanh hơn. 
Dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh cần đảm bảo bé bú đủ 8-12 lần/ngày (khoảng 2-4 tiếng cho bú một lần). Đến tháng thứ 4 giảm còn 6 lần/ngày nhưng lượng sữa mỗi lần bú sẽ tăng lên. 

Trường hợp, lượng sữa mẹ không đủ đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh hay bé không thích bú sữa mẹ thì bạn nên chuyển sang chế độ nuôi bộ. Chế độ dinh dưỡng nuôi bộ cần được đảm bảo tần suất 6-8 lần/ngày, mỗi lần ăn cần đạt 50 – 150 gram thức ăn, lượng sữa dùng cho cả ngày cần đạt mức 500 – 1000 gram. Qua 4 tháng tuổi, số lần ăn của bé sẽ giảm đi trong khi lượng sữa ở mỗi lần cần tăng 100 – 200 gram. 
Lưu ý: Các mẹ chớ nên pha mật ong vào sữa của bé nhằm tránh rủi ro ngộ độc nghen. 

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ từ 4 đến 6 tháng tuổi

800 – 1200 ml sữa/ngày là nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh trong giai đoạn này. Tùy vào tình trạng sức khỏe cũng như sở thích của bé mà bạn nên bắt đầu cho bé làm quen với thức ăn rắn xen kẽ bữa ăn chính là sữa. Tuy nhiên, thức ăn rắn chỉ nên ăn dặm 1-2 bữa/ngày và cần xắt thực phẩm thật nhỏ để bé không mắc nghẹn cũng như không đau dạ dày. 

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ từ 6 đến 8 tháng tuổi

Nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh

Tập cho bé ăn dặm nhằm đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng hằng ngày cho bé

Giữ nguyên hàm lượng dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh với 1000ml sữa/ngày nhưng giảm tần suất xuống 3-5 lần/ngày. Thêm vào đó là tăng cường chế độ ăn thức ăn rắn cho bé, như là bột ngũ cốc, rau nghiền, nước hoa quả ép. Trong đó, nên tăng cường khẩu phần nước hoa quả hơn các loại thực phẩm khác. Khuyến khích sử dụng các loại nước ép táo, nho, cam…v…v…các loại nước ép giàu Vitamin C và nên uống không đường. Trường hợp bé không thích ứng được với nước ép trái cây thì bạn nên cho trẻ uống trở lại sau 9 tháng tuổi. 

Để đảm bảo đủ dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh cũng như làm phong phú khẩu phần ăn hằng ngày cho trẻ, bạn có thể tham khảo các loại rau củ quả tốt cho hệ tiêu hóa của bé như: khoai tây, cà rốt, khoai lang, các loại đậu, chuối,….v…v…Mỗi ngày nên có 2-3 bữa rau củ quả, mỗi lần 2-3 thìa cà phê. Rau củ quả có thể nghiền mịn hoặc cắt miếng nhỏ, tuy nhiên nên tránh thực phẩm quá cứng, nóng sẽ khiến bé bị nghẹn hay bỏng miệng. 

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ từ 8 đến 12 tháng tuổi

Dạ dày của trẻ bắt đầu phát triển nên nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh trong giai đoạn này tăng lên. Bên cạnh việc duy trì sữa mẹ/sữa bình cho bé 3-4 lần/ngày, bạn cần bổ sung thêm thịt trong khẩu phần ăn của bé. Có thể cho bé ăn lòng đỏ trứng gà 3 lần/tuần, không nên dùng lòng trắng trứng vì dễ gây dị ứng. Bữa ăn rau vẫn tiếp tục duy trì với chế độ 4 lần/ngày, mỗi lần 1-2 thìa cà phê. 

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ 12 tháng tuổi

Nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh

Xen kẽ thực phẩm rau củ quả để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh

Nên bắt đầu thay thế sữa mẹ bằng các loại sữa bột hay sữa tươi nguyên kem. Ở giai đoạn dưới 2 năm tuổi, không nên cho bé uống các loại sữa tách béo vì cơ thể trẻ cần được bổ sung calories từ mỡ để cung cấp đủ năng lượng. Các thực phẩm làm từ sữa như bơ, phomát, sữa chua…chỉ nên dùng một lượng vừa phải. 
Bên cạnh đó vẫn tiếp tục duy trì chế độ ăn thịt, rau củ quả. Bổ sung thêm các buổi ăn vặt nếu cần thiết. 

Một số chú ý về ăn uống

- Cho trẻ ăn miếng nhỏ, thức ăn không quá cứng và không ăn quá nhiều trong một lần ăn. Nhất là giai đoạn trước 4 tháng tuổi nên tập trung cho bé bú sữa mẹ hoặc sữa bình và hạn chế nước lọc, khẩu phần 8-10 lần/ngày. 
- Để dạ dày bé không bị dị ứng với thức ăn mới, bạn không nên thay đổi thức ăn mới liên tục hằng ngày. 2-3 ngày/lần cho một món mới thì hợp lý hơn. Và nên xen kẽ thức ăn mới và cũ để bé dễ làm quen. 
- Tuyệt đối không cho thực phẩm vào bình sữa để bé bú. 
- Không nên bảo quản đồ ăn của bé trong tủ lạnh quá 2 ngày. Tốt nhất là tiêu thụ trong ngày. 
- Không cho bé ăn các thực phẩm dễ gây sặc, tắc nghẽn như: các loại khoai, các loại hạt, rau nguyên cọng....v...v...
- Nên bón dặm 1 vài muỗng nước ấm trong khi cho bé ăn sẽ giúp bé tiêu hóa cũng như dễ nuốt trôi thức ăn hơn.  
- Gia vị trong thức ăn nấu cho bé chỉ nên dùng nước mắm, nước tương và muối. Các loại gia vị còn lại nên hạn chế hoặc không dùng. 

Tags : dinh duong, dinh duong cho tre so sinh, tre so sinh
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Xin chào
close nav
Danh mục
 

icon icon