Đưa bé đến bệnh viện ngay nếu ngoài sốt cao, bé còn có những biểu hiện bỏ ăn uống, co giật, mất nước nặng, ngủ li bì kho đánh thức, thở khó.
Sốt cao là một trong những loại bệnh mà hầu hết các bé đều phải trải qua ít nhất một lần trong 3 năm đầu đời. Nguyên nhân thường là do bé bị các bệnh nhiễm khuẩn dẫn đến sốt cao như: viêm nhiễm đường hô hấp, viêm tai giữa, tiêu chảy…v…v…đôi khi là do những loại bệnh đặc biệt như sốt xuất huyết, sốt siêu vi. Nhưng dù nguyên nhân là gì thì khi bé bị sốt cao kéo dài trong vòng 8 giờ đồng hồ, bạn cần đưa bé đến cơ sở y tế ngay.
Bên dưới đây là một số chia sẻ về cách chăm sóc và nuôi dưỡng bé tại nhà khi bé bị sốt cao, các bạn cùng tìm hiểu với Evashop nhé:
1. Khi trẻ bị sốt nhẹ và vừa (dưới 39 độ C)
Khi bé bị sốt nhẹ – dưới 38 độ C
Lúc này, bạn có thể chưa cần dùng thuốc hạ nhiệt cho bé. Chỉ cần thay quần áo thoáng mát cho bé. Theo dõi thân nhiệt mỗi 4 giờ/lần và đừng quên cho bé uống nhiều nước.
Khi bé sốt vừa – dưới 39 độ C:
Chăm sóc tương tự như khi bé bị sốt nhẹ. Và nên cho dùng thuốc hạ sốt có chứa hoạt chất Paracetamol, thường là các loại xi-rô hạ sốt có vị hơi ngòn ngọt cho bé dễ uống và dễ hấp thụ. Lưu ý, không nên tự ý dùng bất kỳ loại thuốc nào cho bé dưới 3 tháng tuổi.
Lau mát cơ thể bé bằng nước ấm (khoảng 30-40 độ C).
2. Khi trẻ bị sốt cao và rất cao (trên 39 độ C)
Khi trẻ bị sốt, mỗi lần thân nhiệt tăng lên 1 độ C thì nhu cầu về năng lượng cũng tăng lên nhằm đáp ứng quá trình chuyển hóa cơ bản của cơ thể. Do vậy, bạn cần có một chế độ ăn uống tăng cường cho bé trong thời gian này bên cạnh việc điều hòa nhiệt độ phòng và mặc quần áo thoáng rộng cho bé.
Kiểm soát nhiệt độ cơ thể bé như thế nào?
Mỗi 3 tiếng bạn nên cặp nhiệt độ cho bé một lần. Nếu tình trạng sốt kéo dài, không có dấu hiệu thuyên giảm mà còn tăng lên thì nên đưa bé đến bệnh viện ngay.
Nếu bạn sử dụng loại nhiệt kế đo trong miệng bé thì cần đặt dụng cụ bên dưới lưỡi bé và lấy ra trong vòng 2 phút.
Trường hợp bé sốt quá cao có thể sử dụng xi rô hạ sốt (chứa thành phần paracetamol) để “chữa cháy” đồng thời dùng khăn ấm lau người cho bé. Tuyệt đối không được quấn khăn kín cơ thể bé. Không nên tự ý sử dụng các sản phẩm giảm đau hạ sốt nhanh mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ.
Bên cạnh đó, nhiệt độ phòng cũng ảnh hưởng đến tình trạng bệnh của bé. Cần đảm bảo bé được nằm trong một căn phòng thoáng, nhiệt độ thấp vừa phải.
3. Chế độ dinh dưỡng khi bé bị sốt cao
Khi bé bị sốt cao, bé thường bị mất nhiều nước và muối, các vitamin trong thức ăn cũng theo nước bài tiết ra ngoài. Do vậy, bạn cần cho trẻ uống nhiều nước lọc, bổ sung thêm các loại nước ép hoa quả tươi giàu vitamin A, C (cam, chanh)
- Đối với trẻ còn đang bú sữa mẹ
Chia nhỏ khẩu phần ăn của bé hơn và thời gian mỗi lần bú lâu hơn bình thường. Trường hợp bé không tự bú được, mẹ cần vắt sữa vào cốc và dùng thìa cho bé uống.
- Đối với trẻ đã bắt đầu ăn dặm
Trẻ thường rất biếng ăn trong những ngày này nên bạn cần tâm lý nấu những món bé thích ăn, chọn lọc những món giàu dầu, mỡ, và đạm. Chẳng hạn như mỡ gà (vì mỡ gà có tới 18% acid béo chưa no rất tốt cho sự hấp thu của trẻ). Sữa mẹ, sữa bò, sữa đậu nành, trứng, thịt cá...là những thực phẩm giàu đạm.
Nếu bé bị sốt do tiêu chảy, bạn có thể dùng nước giá đỗ xanh để khuấy bột hoặc nấu cháo loãng. Bé sẽ dễ ăn hơn mà vẫn đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất.
Thức ăn nên nấu mịn nhuyễn hơn bình thường để bé dễ tiêu hóa và hấp thụ hơn. Không nên nấu quá loãng vì cơ thể bé đang cần nhiều dưỡng chất hơn bình thường, điều này vô tình có thể khiến bé rơi vào tình trạng thiếu hụt năng lượng.
**Lưu ý:
Khi bé bị sốt cao gây co giật, bạn cần lập tức kẹp khăn mềm vào giữa hai hàm răng để tránh bé tự cắn vào lưỡi. Tiếp đó, dùng khăn nhúng nước ấm lau nhẹ khắp người bé, nhất là ở vùng nách, bẹn và trán. Đồng thời cho uống nhiều nước.
Nên dùng viên thuốc đặt vào hậu môn để bé có thể hạ sốt tốt hơn.