Phân loại thực phẩm bổ sung

Đăng bởi Evashop.com.vn vào lúc 25/01/2018

Phân biệt các loại thực phẩm bổ sung là một trong nhiều cách giúp bạn mua sản phẩm đúng với nhu cầu sử dụng. Dưới đây là 5 cách phân loại thực phẩm bổ sung phổ biến nhất. Cùng Evashop tìm hiểu nhé. 

Một góc nhìn thú vị về “sức khỏe” theo định nghĩa từ WHO: Sức khỏe là trạng thái toàn diện về thể chất, tâm thần và xã hội chứ không chỉ bó hẹp là không có bệnh tật hay thương tật. Trong khi đó, theo hầu hết mọi người, sức khỏe được hiểu là sở hữu một thể chất sung mãn. Có nghĩa là một cơ thể ở tình trạng tốt nhất, không tiềm tàng các nguy cơ bệnh tật thường thấy do tuổi tác, môi trường như: loãng xương, viêm khớp dạng thấp, hở động mạch vành, béo phì, đột quỵ, chứng giảm trí nhớ…v…v…v…

Và thực phẩm bổ sung là một trong những biện pháp hiệu quả, dễ dùng và kinh tế được lựa chọn để duy trì, đảm bảo một sức khỏe sung mãn. Theo các chuyên gia y tế - dinh dưỡng, thực phẩm bổ sung có thể sử dụng tốt cho cả người đang bệnh tật lẫn người khỏe mạnh. Tuy nhiên, vẫn khuyến cáo rằng cần hiểu rõ và phân loại đúng thực phẩm bổ sung để có sự chọn lựa phù hợp nhất. 

Hầu hết thực phẩm bổ sung được phân loại dựa theo công dụng, tính chất, cách sử dụng. Tuy nhiên, ở Việt Nam, thực phẩm bổ sung chủ yếu được phân loại theo 5 cách sau đây: theo phương thức chế biến, theo dạng sản phẩm, theo tác dụng, theo phương thức quản lý, và theo cách của người Nhật Bản.

Phân loại thực phẩm bổ sung

Phân loại thực phẩm bổ sung theo phương thức chế biến

Theo phương thức chế biến, thực phẩm bổ sung còn được chia thành 4 nhóm: Nhóm bổ sung vitamin, bổ sung khoáng chất, bổ sung hoạt chất sinh học và nhóm được bào chế từ thảo dược. 
Nhóm bổ sung vitamin: đa dạng từ các loại nước trái cây bổ sung vitamin C, E, beta-carotene đến các dạng viên uống tiện dụng hằng ngày. 
Nhóm bổ sung khoáng chất: sữa bột nước tăng lực hay viên uống được bổ sung thêm khoáng chất, sắt, kẽm, axit folic.
Nhóm bổ sung hoạt chất sinh học: DHA, EPA, thường xuất hiện trong thực phẩm dành cho mẹ và bé. 
Nhóm bào chế từ thảo dược: đông trùng hạ thảo, linh chi, nhân sâm,..v…v…

Phân loại thực phẩm bổ sung theo dạng sản phẩm 

Với cách phân loại này, thực phẩm bổ sung có thể chia thành 2 dạng: dạng thực phẩm-thuốc: viên nén, viên nhộng, viên sủi, dạng trà, dạng cao, và dạng thực phẩm cho mục đích đặc biệt (cho phụ nữ mang thai, đang cho con bú…). Và dạng thức ăn – thuốc: cháo, món ăn dinh dưỡng, canh thuốc, nước thuốc…v….v…

Phân loại thực phẩm bổ sung theo chức năng/tác dụng

Có thể chia thực phẩm bổ sung lên đến 26 dạng khác nhau: hỗ trợ tiêu hóa, hỗ trợ giảm đái tháo đường, phòng ngừa các rối loạn tuần hoàn não, bổ mắt, giảm cholesterol, hỗ trợ điều trị ung thư, hỗ trợ phòng ngừa bệnh về da, răng miệng, nội tiết...v...v...v...

Phân loại thực phẩm bổ sung

Thực phẩm bổ sung được bào chế từ thảo dược: Đông Trùng Hạ Thảo

Phân loại thực phẩm bổ sung theo phương thức quản lý

Thông thường, thực phẩm bổ sung phân loại theo phương thức quản lý có thể được chia thành 3 dạng: Thực phẩm bổ sung thuộc nhóm bổ sung vitamin và khoáng chất không cần đăng ký chứng nhận mà chỉ cần đảm bảo tiêu chuẩn do cơ quan quản lý thực phẩm ban hành. Các nhóm khác phải được chứng nhận và cấp phép lưu hành từ Bộ Y tế và các bên liên quan. Và nhóm thứ 3 là nhóm sử dụng cho mục đích đặc biệt: dùng trong bệnh viện, cho trẻ em, phụ nữ mang thai…v…v…nhóm này cần có chỉ định, giám sát của người có chuyên môn về y tế. 

Phân loại thực phẩm bổ sung theo cách của người Nhật

Nhật là một trong những nước đầu tiên tạo ra và sử dụng thực phẩm bổ sung. Có thể nói thực phẩm bổ sung có nguồn gốc từ đất nước hoa anh đào này. Theo cách phân loại phổ biến tại Nhật Bản, thực phẩm bổ sung có thể chia thành 2 nhóm: Nhóm các sản phẩm hỗ trợ sức khỏe và nhóm thực phẩm đặc biệt. 

Nhóm sản phẩm hỗ trợ sức khỏe được chia thành 2 loại: Loại 1 là Foshu, dùng để bổ sung dinh dưỡng, khoáng chất, và những chất cần thiết cho chức năng sinh lý và hoạt tính sinh học của cơ thể con người. Loại 2 là FNFC, là những thực phẩm bổ sung có chức năng dinh dưỡng, giúp bổ sung những dưỡng chất bị thiếu hụt trong quá trình ăn uống hằng ngày. Nhóm thứ 2 được sản xuất và phân phối tự do mà không cần đăng ký chứng nhận. 
Nhóm thực phẩm đặc biệt: thực phẩm cho người già nhai nuốt khó, cho phụ nữ mang thai và cho con bú, cho trẻ em, cho người ốm…v…v…

Tags : cham soc suc khoe, evashop, suc khoe, thuc pham, thuc pham bo sung, thuc pham chuc nang
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Xin chào
close nav
Danh mục
 

icon icon